Luật giao thông là gì? (cập nhật 2024)

 

Hiện nay tình trạng tai nạn giao thông đang xảy ra rất thường xuyên và nhiều vô số kể, điều này đòi hỏi những cá nhân khi tham gia giao thông cần phải chú ý hơn. Và một trong những biện pháp để giảm thiểu tình trạng này đó là tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia giao thông bằng cách phổ biến về Luật giao thông. Để biết thêm về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau cùng với ACC:

An Toan Giao Thong 16448357601842010334949

Luật giao thông là gì? (cập nhật 2023)

1. Luật giao thông là gì?

Luật giao thông 

Luật giao thông được ban hành bởi nhà nước, Luật giao thông đường bộ được xây dựng nhằm điều chỉnh, kiểm soát giao thông và điều tiết phương tiện tham gia giao thông. Luật giao thông là tổng hợp những quy định pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao thông bao gồm giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông hàng không,…

Luật giao thông trong tiếng Anh được sử dụng với tên gọi “Law on traffic

Luật giao thông đường bộ

Luật GTĐB là tổng hợp những quy định pháp luật điều chỉnh những mỗi quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Luật GTĐB có quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Luật GTĐB trong tiếng Anh được sử dụng với tên gọi “Law on road traffic“.

2. Đối tượng điều chỉnh của Luật GTĐB:

Đối tượng điều chỉnh của Luật GTĐB gồm:

– Quan hệ giữa những cơ quan nhà nước với nhau

– Quan hệ giữa cơ quan nhà nước và những tổ chức, các cá nhân khác

– Quan hệ giữa những cơ quan, tổ chức với nhau

Những quan hệ trên phải là các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

3. Nội dung của Luật Giao thông đường bộ:

Phạm vi điều chỉnh của Luật giao thông đường bộ là quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Luật giải thích về những khái niệm: đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ; công trình đường bộ, đường bố, phần đường; làn đường; đường cao tốc; đường chính; phương tiện giao thông đường bộ

Nguyên tắc hoạt động của giao thông đường bộ gồm: phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân;  Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp có sự phối hợp chặt chẽ giữa những bộ, ngành và chính quyền địa phương những cấp; Mọi hành vi vi phạm pháp Luật GTĐB phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Luật GTĐB còn quy định quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, bao gồm hệ thống đường quốc lộ và đường cao tốc, làm cơ sở để định hướng phát triển mạng lưới giao thông, xác định nguồn lực thực hiện trong quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. Việc lập quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác. Bộ GTVT tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch. UBND cấp tỉnh tổ chức lập phương án phát triển mạng lưới đường bộ trong quy hoạch tỉnh căn cứ vào quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch vùng.

Những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật GTĐB được quy định tại Điều 8 gồm 23 khoản như phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ; biều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở; bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm;  xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn;…

Chương II của Luật giao thông đường bộ quy định về những Quy tắc giao thông đường bộ, gồm  30 điều. Gồm những điều về hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn

– Chấp hành báo hiệu đường bộ; tốc độ xe và khoảng cách giữa những xe; sử dụng làn đường; vượt xe; chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đường phố;

– Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ; trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng;

– Quyền ưu tiên của một số loại xe; qua phà, qua cầu phao; nhường đường tại nơi đường giao nhau; đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt;

– Giao thông trên đường cao tốc, giao thông trong hầm đường bộ; tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ; xe kéo xe và xe kéo rơ-moóc;

– Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ khác; người đi bộ, người tàn tật, người già yếu tham gia giao thông; người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ và những hoạt động khác trên đường bộ;

– Sử dụng đường phố và những hoạt động khác trên đường phố; tổ chức giao thông và điều khiển giao thông, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông

Chương ba, về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, gồm 14 điều quy định về

– Phân loại đường bộ, mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.

– Đặt tên, số hiệu đường bộ;

– Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ: Đường bộ được chia theo cấp kỹ thuật gồm đường cao tốc và những cấp kỹ thuật khác.

– Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất dành cho dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch

– Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

– Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật.

...

Ngoài những quy định kể trên, Luật giao thông đường bộ còn chứa đựng rất nhiều quy định, mời bạn đọc theo dõi thông qua: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Luat-giao-thong-duong-bo-2008-23-2008-QH12-82203.aspx

4. Câu hỏi thường gặp

Luật giao thông bao gồm những luật nào?

Hiện nay, Luật giao thông gồm những luật dưới đây:

  • Luật GTĐB 2008 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008
  • Bộ luật Hàng hải 2015, số 95/2015/QH13 của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01/07/201
  • Luật Đường sắt 2017, Luật số 06/2017/QH14 được quốc hội ban hành ngày 16/06/2017
  • Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2014
  • Luật hàng không dân dụng năm 2014

Việc tìm hiểu về Luật giao thông sẽ giúp ích cho nâng cao nhận thức khi tham gia giao thông của những cá nhân, góp phần giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông hiện nay.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Luật giao thông là gì? (cập nhật 2023) gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo