Thứ tự xe ưu tiên qua ngã tư được quy định như thế nào?

Luật giao thông được xây dựng nhằm điều chỉnh, kiểm soát giao thông và điều tiết phương tiện, được ban hành bởi nhà nước. Luật giao thông là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao thông gồm có giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông hàng không,… Mời bạn tham khảo bài viết: Thứ tự xe ưu tiên qua ngã tư được quy định như thế nào? để biết thêm chi tiết.

Thứ tự xe ưu tiên qua ngã tư được quy định như thế nào?

Thứ tự xe ưu tiên qua ngã tư được quy định như thế nào?

1/ Quy định về xe ưu tiên?

Xe ưu tiên là một trong các phương tiện tham gia giao thông đường bộ, nhưng loại phương tiện này đặc biệt hơn các phương tiện tham gia giao thông khác ở chỗ nó được pháp luật trao nhiều quyền ưu tiên, điển hình như đi trước các phương tiện khác, từ bất cứ hướng nào, trong bất kì hoàn cảnh nào.

Theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ mới nhất, xe ưu tiên, hay còn được gọi là xe được quyền ưu tiên, là những phương tiện thực thi công vụ, không bị hạn chế tốc độ và được phép đi vào đường ngược chiều hoặc bất cứ đường nào khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ (chỉ trừ đoàn xe tang), nhưng phải tuân theo sự chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

2/ Thứ tự xe ưu tiên qua ngã tư

Điều 22 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định rất rõ về thứ tự ưu tiên xe khi tham gia giao thông đường bộ. Những xe này được ưu tiên đi trước các xe khác dù đang đi từ hướng nào tới, như vậy khi qua ngã tư các phương tiện khác gặp những xe này phải nhường cho xe qua trước dù đang đi từ hướng nào tới.

Cụ thể, thứ tự ưu tiến các xe qua ngã tư như sau:

Như vậy, xe ưu tiên bao gồm các loại xe sau:

  • Xe chữa cháy: hay còn gọi là xe cứu hỏa, là một loại xe chuyên dùng để dập tắt các đám cháy. Xe được trang bị các thiết bị hỗ trợ cứu cháy chữa cháy và được những người lính cứu hỏa đã trải qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo quy chuẩn nhà nước điều khiển.
  • Xe quân sự, xe công an, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường: là các xe do những người giữ chức vụ bộ đội, công an và cảnh sát sử dụng trong lúc thực hiện nhiệm vụ. Biển số của các loại xe này thường là màu đỏ, xanh,… để phân biệt với các loại xe thông thường khác.
  • Xe cứu thương: là loại xe chuyên dùng của ngành y tế, dùng để vận chuyển và cấp cứu những người bị thương. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu là xe đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu.
  • Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp: là các xe được sử dụng khi xảy ra các sự cố cần phải khắc phục khẩn cấp như vỡ đê, thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt,…
  • Đoàn xe tang: bao gồm các loại xe tải được sửa đổi một số đặc điểm như thêm các họa tiết trang trí, dụng cụ đặc biệt,… và dùng để chở quan tài đi chôn hay hỏa táng. Ngoài xe tải chở quan tài, những chiếc xe ô tô và xe máy đi cạnh xe tải để rước quan tài đi chôn hay hỏa táng sẽ tạo thành một đoàn xe và đó được gọi là đoàn xe tang.

Xe có quyền ưu tiên bao gồm 02 loại đèn và dạng đèn như sau: Đầu tiên là loại đèn đơn có dạng hình tròn hoặc đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình trụ; Thứ hai là loại đèn đôi có dạng hình hộp chữ nhật dạng hai bóng đèn hoặc đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật bốn loại bóng.

Theo Khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ, tất cả xe có quyền ưu tiên (chỉ trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định. Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2009/NĐ-CP để hướng dẫn điều khoản này cụ thể như sau:

  • Đối với xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ: Xe chữa cháy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên;
  • Đối với xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp: Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên. Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên;
  • Đối với xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp: Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên. Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên;
  • Đối với xe cảnh sát giao thông dẫn đường: Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh – đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên. Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên;
  • Đối với xe cứu thương hoặc đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu: Xe cứu thương có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
  • Đối với xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp: Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê có cờ hiệu “HỘ ĐÊ” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái. Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật thực hiện như sau: Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh có biển hiệu riêng; xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có cờ hiệu “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.

Đồng thời, để tham gia giao thông một cách an toàn, cần nắm rõ được quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau. Quy tắc về nhường đường tại các nơi giao nhau được quy định rất rõ ràng Luật giao thông khi qua ngã tư trích trong luật Giao thông đường bộ năm 2008 tại điểu 24 và 25 như sau:

3/ Thứ tự ưu tiên các xe qua ngã tư tại những đoạn đường giao nhau

Để đảm bảo an toàn và kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ các bạn cần giảm tốc độ của xe xuống khi đến gần các đoạn đường giao nhau. Quy tắc nhường đường tại ngã như sau:

  • Thực hiện nhường đường cho các phương tiện đi đến từ bên phải, tại những đoạn đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến.
  • Phải thực hiện nhường đường cho xe đi bên trái tại những đoạn đường giao nhau có biển báo báo hiệu đi theo vòng xuyến.
  • Đối với những đoạn đường là điểm giao nhau của của đường được ưu tiên và đường không được ưu tiên hoặc giữa đường chính và đường nhánh thì các phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo nguyên tắc sau: Những phương tiện đi từ đường nhánh và đường không được ưu tiên phải nhường đường cho các phương tiện đi từ nhánh chính hoặc đường ưu tiên đến.

4/ Thứ tự ưu tiên các xe qua ngã tư giữa đường sắt và đường bộ

Trên đoạn là điểm giao nhau của đường sắt và đường bộ cùng mức hoặc đường sắt chung đi chung với cầu đường bộ thì phương tiện khác phải nhường đường cho phương tiện giao thông đường sắt.

Tại điểm đường bộ giao cùng đường sắt có lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu, rào chắn, chuông báo hiệu:

  • Khi thấy đèn tín hiệu báo đỏ đồng thời có tiếng chuông báo hiệu cùng với rào chắn ngang đang được dịch chuyển hoặc đã chặn kín lại, người tham gia giao thông trên đường bộ phải dừng lại trên phần đường của mình và giữ một khoảng cách an toàn với rào chắn.
  • Sau khi đèn tín hiệu đã tắt, hàng rào chắn ngăn cách được mở hết đồng thời tiếng chuông báo hiệu đã ngừng lại, lúc này các phương tiện đường bộ mới được đi qua.

Tại điểm giao nhau của đường bộ với đường sắt không có rào ngăn cách mà chỉ có chuông báo hiệu hoặc đèn báo hiệu:

  • Khi đèn tín hiệu đỏ được bật sáng hoặc chuông báo hiệu vang lên, các phương tiện than giao thông trên đường bộ phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu là 5 mét được tính từ ray gần nhất.
  • Đợi khi đèn tín hiệu màu đỏ đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu đã ngừng hẳn các phương tiện giao thông đường bộ mới được đi qua.

Tại điểm giao nhau giữa đường bộ với đường sắt không có chuông báo hiệu cũng như đèn tín hiệu và rào chắn các phương tiện giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía:

  •  Khi xác định được chắc chắn thời điểm hiện tại không có phương tiện đường sắt đang di chuyển tới mới được phép đi qua.
  • Trong trường hợp nếu thấy phương tiện đường sắt đang đi tới các phương tiện đường bộ phải đảm bảo dừng lại, giữ khoảng cách anh toàn với đường ray (tối thiểu cách đường ray gần nhất 5 m), khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi tiếp.

Trong trường hợp phương tiện đường bộ bị hư hỏng tại nơi giao nhau giao nhau giữa đường bộ và đường sắt hoặc nằm tại phạm vi an toàn đường sắt:

Người điều khiển phương tiện phải thực hiện các việc như sau:

  • Bằng mọi cách nhanh nhất có thể đặt biển báo với khoảng cách tối thiểu 500 mét về hai phía của đường sắt để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện đường sắt biết.
  • Tìm cách nhanh nhất thông báo cho cho người giữ nhiệm vụ quản lý đường sắt, nhà ga gần nhất.
  • Đưa phương tiện ra khỏi điểm giao nhau hoặc phạm vi an toàn đường sắt một cách nhanh nhất.

Những người có mặt tại có mặt tại đây phải: Phải có trách nhiệm cùng nhau dốc sức giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa xe ra khỏi điểm giao nhau với đường sắt.

Trên đây là một số thông tin về Thứ tự xe ưu tiên qua ngã tư được quy định như thế nào? - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo