Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003 số 05/2003/QH11

Giám sát hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là một trong những việc cần thiết để bảo đảm tính minh bạch, công khai và thực hiện có hiệu quả việc điều hành, quản lý. Việc tổ chức giám sát chuyên đề được tiến hành theo kế hoạch, tạo sự chủ động cho Thường trực, các Ban và các cơ quan, tổ chức hữu quan tham gia hoạt động giám sát. Khi triển khai có sự điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các Ban nên hạn chế việc chồng chéo, trùng lặp về đối tượng, nội dung và thời điểm thực hiện. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số nội dung liên quan đến Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003 số 05/2003/QH11 . 

Phân Tích Quan điểm Chỉ đạo Hội Nhập Quốc Tế Của Đảng Ta
Luật giám sát quốc hội

Căn cứ pháp lý 

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003 số 05/2003/QH11

1. Tình trạng pháp lý. 

Số ký hiệu  05/2003/QH11 Ngày ban hành  17/6/2003 
Loại văn bản  Luật  Ngày có hiệu lực  1/8/2003 
Cơ quan ban hành  Quốc hội  Trích yếu  Luật hoạt động giám sát của Quốc hội
Người ký  Nguyễn Văn An  Hiệu lực  Hết hiệu lực và được thay bởi Luật 87/2015/QH13 Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

2. Tóm tắt nội dung Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003 số 05/2003/QH11. 

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, góp phần bảo đảm cho Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003 số 05/2003/QH11 quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Luật này bao gồm 7 chương và 49 điều quy định về những hoạt động và chức năng giám sát của Quốc hội. 

Chương I đề cập đến những quy định chung bao gồm chức năng giám sát của quốc hội, việc giải thích từ ngữ, thẩm quyền giám sát và trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, … 

Chương II quy định cụ thể về hoạt động giám sát của Quốc hội bao gồm các hoạt động, chương trình, công tác báo cáo, xem xét các văn bản quy phạm pháp luật, chất vấn Quốc hội và các quy định về thành lập Ủy ban lâm thời Quốc hội, … 

Chương III đề cập đến hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó cũng quy định các hoạt động giám sát, chương trình giám sát, xem xét báo cáo, xem xét các văn bản quy phạm pháp luật, trả lời chất vấn, … 

Chương IV quy định về hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, ủy ban của Quốc hội. Quy định các quyền hạn và hoạt động cụ thể, chương trình giám sát của Hội đồng dân tộc, ủy ban Quốc hội… 

Chương V về hoạt động giám sát Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội bao gồm việc tổ chức các hoạt động, chương trình giám sát, và quy định về thẩm quyền của Đại biểu quốc hội,... 

Chương VI quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát và các biện pháp bảo đảm hoạt động giám sát … 

Chương VII quy định về các điều khoản thi hành … 

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2003. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Tuy nhiên, ngày 20/11/2015, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân với 05 Chương và 91 Điều quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; Hội đồng nhân dân…. Luật này thay thế Luật hoạt động giám sát Quốc hội năm 2003.

3. Toàn văn nội dung Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003 số 05/2003/QH11 . 

Khách hàng có thể tham khảo và tải toàn văn văn bản Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại đây. 

4. Phạm vi điều chỉnh của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003 số 05/2003/QH11. 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10. Luật này quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, góp phần bảo đảm cho Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất. 

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003 số 05/2003/QH11”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo