Luật điều ước quốc tế là gì?

Hiện nay, vấn đề tham gia vào các tổ chức quốc tế và ký kết các điều ước quốc tế là một trong những nội dung quan trọng để Việt Nam từng bước hội nhập với thế giới. Vậy, luật điều ước quốc tế là gì. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Ý Nghĩa Của Luật điều ước Quốc Tế

Luật điều ước quốc tế là gì?

1. Luật Điều ước quốc tế là gì?

1.1 Khái niệm điều ước quốc tế

Vấn đề pháp điển luật điều ước quốc tế được thảo luận khá sớm, song chỉ trong khuôn khổ Liên hợp quốc tới năm 1969 mới soạn thảo và thông qua được Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế và mãi đến năm 1980 Công ước này mới có hiệu lực. Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế đã pháp điển hóa và phát triển hàng loạt các quy phạm vốn là tập quán quốc tế trong lĩnh vực điều ước quốc tế. Điều 1 của Công ước quy định rõ: “Điều ước là từ dùng để chỉ một thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.

Mặc dù đã được định nghĩa như vậy, nhưng cách hiểu và giải thích về nó cũng như áp dụng trên thực tế hầu như chưa có sự thống nhất trong các quốc gia thành viên, kể cả các quốc gia chưa phải là thành viên của Công ước. Cách hiểu của Việt Nam về khái niệm điều ước quốc tế cũng không hoàn toàn nhất quán. Theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết được hiểu là “thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi như hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công hàm trao đổi và danh nghĩa ký kết”. Việc thực hiện các điều ước quốc tế theo Pháp lệnh này phải thực hiện thông qua quá trình chuyển đổi nó thành quy định pháp luật trong nước. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 có định nghĩa: "Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”. Luật kế thừa và phát triển các quy định về thực hiện điều ước quốc tế trước đây và còn cho phép áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế để thực thi nó, không cần sự chuyển đổi nào.

1.2 Khái niệm Luật quốc tế

Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Các nước khác nhau sẽ có hệ thống luật pháp khác nhau, để thống nhất sự khác nhau ấy về điểm chung nhằm tăng cường các mối quan hệ ngoại giao trên tất cả các lĩnh vực là yêu cầu công việc chung của những ai thực thi công việc liên quan đến luật quốc tế.

2. Chủ thể của Điều ước quốc tế

Chủ thể của điều ước quốc tế phải là các chủ thể của Luật quốc tế, bao gồm: Quốc gia, tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của Luật quốc tế.

Hình thức: Điều ước quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản. Trước đây, trong quan hệ quốc tế có sự xuất hiện của một số điều ước quân tử (bất thành văn), tuy nhiên các điều ước loại này hiện nay hầu như không còn tồn tại trong quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế.

Tên gọi của điều ước quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, phụ thuộc vào phạm vi và nội dung của điều ước, mà điều ước quốc tế có thể có một số tên gọi khác nhau (hình thức) như: Hiệp ước, công ước, định ước, nghị định thư, hiệp định…

Kết cấu của điều ước quốc tế bao gồm các phần: Lời nói đầu, nội dung chính, phần cuối cùng, phụ lục.

Ngôn ngữ của điều ước quốc tế: Thông thường, điều ước quốc tế song phương thường được soạn thảo bằng ngôn ngữ của cả hai bên (trừ khi có thỏa thuận khác). Riêng đối với các điều ước quốc tế đa phương phổ cập thường được soạn thảo bằng các ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp quốc đó là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập.

3. Ý nghĩa của luật điều ước quốc tế

Luật điều ước quốc tế có ý nghĩa như sau:

– Được áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ trong quốc tế: Thực tế thì điều ước quốc tế chỉ cần thỏa thuận sau đó được ký kết từ các chủ thể tham gia là được hình thành và được áp dụng nhanh, từ đó kịp thời áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ trong quốc tế.

– Đóng vai trò quan trọng trong một số nước thuộc từ dòng họ Civil Law: Bởi khi có sự xung đột mâu thuẫn giữa pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước thì được ưu tiên áp dụng. Vì đối với nước có hệ thống nguồn luật Civil law đa số luật thành văn được soạn thảo do cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp,…theo đó hệ thống luật có tính khái quát hơn và được áp dụng trong thực tiễn.

Do đó, hiện nay hệ thống pháp luật hành văn được sử dụng phổ biến, chi tiết, rõ ràng nên được áp dụng trực tiếp

– Theo nguyên tắc của Điều ước quốc tế thì cần phải soạn thảo phù hợp với pháp luật của quốc tế. Cùng với đó, trước khi ký kết điều ước thì hầu hết điều ước này phù hợp với hiến pháp của quốc gia, nếu trái với quy định quốc gia thì có thể sửa đổi hiến pháp quốc gia. Theo đó, sau khi ký kết điều ước quốc tế thì thực tiễn có thể áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế mà không cần phải nghị định hướng dẫn nào khác.

– Theo một trong những nguyên tắc khi ký kết Điều ước quốc tế dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và tận tâm. Nhưng thực tế vẫn có một số quốc gia không tham gia việc ký kết nhưng vẫn thực hiện theo những quy định về nghĩa vụ của Điều ước quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng Điều ước quốc tế được coi là cách xử sự chung được áp dụng phổ biến.

Trên đây là một số thông tin về nội dung luật điều ước quốc tế là gì. Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến các vấn đề trên, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (573 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo