Luật điều ước quốc tế 2016 số 108/2016/QH13

Điều ước quốc tế là một trong những văn bản mà quốc gia sử dụng phổ biến và hiệu quả trong việc thiết lập những mối quan hệ đối ngoại. Theo đó, điều ước quốc tế có vai trò không nhỏ trong một số quốc gia nếu phát sinh sự xung đột về quy định pháp luật quốc tế – pháp luật quốc gia. Trong bài viết dưới đây, ACC sẽ tổng hợp thông tin chi tiết về luật điều ước quốc tế 2016.

Luật điều ước Quốc Tế 2016Luật điều ước quốc tế 2016

1. Điều ước quốc tế là gì?

Điều ước quốc tế là một văn bản ghi nhận sự thỏa thuận quốc tế, đây là văn bản làm thay đổi hoặc phát sinh, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các nước theo quy định pháp luật quốc tế, nhưng không phụ thuộc là công ước, hiệp ước, thỏa thuận, văn kiện.

2. Đặc điểm của điều ước quốc tế?

Về cơ bản điều ước quốc tế có đặc điểm sau đây:

– Đối với chủ thể:

Chủ thể ở đây bao gồm là quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế nào đó và những chủ thể khác Luật quốc tế.

– Đối với hình thức:

+ Điều ước quốc tế hiện tại chỉ tồn tại ở hình thức văn bản ghi nhận trên giấy tờ, tài liệu

+ Về tên gọi của điều ước quốc tế đa dạng như: hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước,.. Tuy nhiên tên gọi này sẽ phụ thuộc từ sự thỏa thuận giữa các bên.

+ Cấu trúc của một điều ước quốc tế đều giống nhau, cụ thể bao gồm: Phần lời nói đầu, nội dung cơ bản, phần cuối cùng và phần phụ lục.

+ Ngôn ngữ: Thực tế thì điều ước quốc tế sẽ được soạn thảo dùng ngôn ngữ của cả hai bên hoặc do thỏa thuận (nếu có).

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu là điều ước quốc tế  đa phương phổ cập thì văn bản sẽ được soạn thảo bằng ngôn ngữ chính thức trong Liên hợp quốc ví dụ như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp,…

– Đối với nội dung:

Ghi nhận những nguyên tắc hoặc quy phạm pháp luật về quyền – nghĩa vụ các bên tham gia ký kết. Theo đó, những nguyên tắc hoặc các quy phạm này có sự ràng buộc lẫn nhau, nhưng được xây dựng do các bên thỏa thuận và hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng

– Về phân loại:

Hiện tại điều ước quốc tế có thể được phân loại thành các loại tùy thuộc vào căn cứ cơ sở khác nhau, cụ thể như sau:

+ Phân loại dựa vào số lượng chủ thể tham gia để ký kết, bao gồm:

Điều ước quốc tế song phương

Điều ước quốc tế song phương

+ Phân loại dựa vào chủ thể điển hình là:

Quốc gia – quốc gia

Quốc gia – tổ chức quốc tế

Tổ chức quốc tế – tổ chức quốc tế

Tổ chức quốc tế – chủ thể đặc biệt
+ Phân loại dựa vào phạm vi áp dụng:
Điều ước khu vực
Điều ước phổ cập
Điều ước song phương
+ Dựa vào lĩnh vực tham gia điều chỉnh điển hình ví dụ là:
Điều ước về kinh tế
Điều ước quốc tế về chính trị
– Thẩm quyền ký trong điều ước quốc tế:
+ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
+ Nguyên thủ quốc gia+ Đại diện của quốc gia trong tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế

+ Người đứng đầu chính phủ

Ngoài ra còn có đại diện được ủy quyền.

3. Giới  thiệu về luật điều ước quốc tế 2016

Ngày 29/4/2016, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật điều ước quốc tế, được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 09/4/2016 (thay thế Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Luật có 10 chương, 84 điều với những nội dung mới cơ bản sau:

Thứ nhất, Luật sửa đổi, bổ sung định nghĩa về điều ước quốc tế: Theo đó, điều ước quốc tế là “thoản thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác” (Khoản 1 Điều 2). Đây là điểm mới rất cơ bản, có tính bao trùm, tác động đến nhiều nội dung trong Luật, khái niệm này được chỉnh sửa cho phù hợp với quy định của Công ước Viên về Luật điều ước năm 1969. Theo đó, những văn kiện nào đáp ứng đầy đủ tiêu chí của một điều ước quốc tế sẽ phải tuân theo quy trình đàm phán, ký kết quy định trong Luật. Các tuyên bố, cam kết chính trị nếu không tạo quyền và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế thì không được coi là điều ước quốc tề và việc ký kết các văn kiện này sẽ được thực hiện theo quy định chung về thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại.

Thứ hai, Luật cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về thẩm quyền của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế. Theo đó, các nội dung liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế theo Hiến pháp năm 2013 đã được cập nhật, bổ sung. Luật đã rõ quy trình, thủ tục để thực hiện thẩm quyền của Quốc hội, chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ về lĩnh vực điều ước quốc tế theo các quy định mới của Hiến pháp năm 2013.

Thứ ba, quy trình, thủ tục rút gọn được quy định thành một chương riêng để phục vụ yêu cầu đối ngoại và hội nhập: Theo đó, Luật bổ sung chương VII với 06 điều về “trình tự, thủ tục rút gọn”, áp dụng đối với việc ký kết, sửa đổi một số loại điều ước quốc tế theo mẫu hoặc khi có yêu cầu gấp về thời gian. Thủ tục rút gọn không áp dụng đối với các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội; những loại điều ước quốc tế quan trọng này phải thực hiện theo quy trình, thủ tục hết sức chặt chẽ. Việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn bị từ chối khi cơ quan có thẩm quyền quyết định đàm phán, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế gửi trả lại hồ sơ và yêu cầu cơ quan trình thực hiện quy trình, thủ tục thông thường hoặc yêu cầu cơ quan trình bổ sung hồ sơ.

Thứ tư, quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan đề xuất trong việc thực hiện điều ước quốc tế: Luật đã bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế trong việc tham vấn tổ chức đại điện cộng đồng chịu sự tác động trực tiếp của điều ước quốc tế trong quá trình đàm phán; đặc biệt là trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cách hiểu và áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp có sự khác nhau về cách hiểu và áp dụng quy định đó

Trên đây là một số thông tin chi tiết về luật điều ước quốc tế 2016. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo