Điều tra thống kê là gì? Tìm hiểu về điều tra thống kê

Điều tra thống kê (tiếng Anh: Statistical investigation) là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được xác định trong phương án điều tra thống kê.
Quyền và nghĩa vụ của điều tra viên thống kê
Điều tra thống kê là gì? 

1. Điều tra thống kê

Khái niệm

Điều tra thống kê trong tiếng Anh là Statistical investigation.

Điều tra thống kê là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được xác định trong phương án điều tra thống kê cho mỗi lần điều tra (khoản 8 Điều 3 Luật thống kê 2015).

2. Phân loại điều tra thống kê

Căn cứ vào tính liên tục của việc thu thập thông tin ban đầu, người ta phân biệt hai loại điều tra thống kê là: điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên.

Điều tra thường xuyên

Điều tra thường xuyên là việc tiến hành thu thập, ghi ghép tài liệu ban đầu của hiện tượng nghiên cứu một cách liên tục, có hệ thống và thường là theo sát quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.

Ví dụ, việc tổ chức chấm công lao động, theo dõi số công nhân đi làm hàng ngày tại các doanh nghiệp, việc ghi chép số sản phẩm nhập, xuất kho hàng ngày tại các kho hàng,... Trong doanh nghiệp, các hoạt động liên quan đến điều tra thường xuyên là căn cứ để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời nhất,...

Điều tra thường xuyên giúp ta thu thập được dãy số liệu để theo dõi tình hình phát triển của hiện tượng theo thời gian, đánh giá được sự phát triển, tích lũy của hiện tượng. Tài liệu của điều tra thường xuyên là cơ sở chủ yếu để lập các báo cáo thống kê định kì, là công cụ quan trọng để theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.

Loại điều tra này phù hợp với những hiện tượng có quá trình phát triển liên tục cần phải theo dõi.

Điều tra không thường xuyên

Điều tra không thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng một cách không liên tục. Điều tra không thường xuyên thường được tiến hành đối với những hiện tượng ít biến động, biến động chậm hoặc không cần theo dõi thường xuyên, liên tục. Chỉ khi nào cần nghiên cứu người ta mới tổ chức điều tra.

Do đó, các cuộc điều tra không thường xuyên thường được tiến hành với mục đích, nội dung, phạm vi, đối tượng và phương pháp điều tra không giống nhau. Hình thức chủ yếu của điều tra không thường xuyên là các cuộc điều tra chuyên môn.

Tuy nhiên, để tiện cho việc theo dõi, so sánh, phân tích sự biến động của hiện tượng theo thời gian, nhiều cuộc điều tra không thường xuyên cũng được tiến hành lặp đi lặp lại theo chu kì nhất định và người ta thường cố gắng kế thừa những gì đã được thực hiện tại cuộc điều tra trước, nay vẫn còn ý nghĩa.

Chẳng hạn, các cuộc tổng điều tra doanh nghiệp được tiến hành hàng năm, hoặc trong doanh nghiệp khi cần các thông tin về thị trường, về hành vi của khách hàng,... người ta sẽ tổ chức tiến hành điều tra.

Theo phạm vi đối tượng được điều tra thực tế mà người ta chia điều tra không thường xuyên ra thành: điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ.

Điều tra toàn bộ là tất cả các đơn vị thuộc đối tượng điều tra đều được thu thập thông tin.

Điều tra không toàn bộ là cuộc điều tra chỉ tiến hành thu thập thông tin trên một số đơn vị thuộc tổng thể nghiên cứu.

3. Nhiệm vụ của điều tra thống kê

Nhiệm vụ của điều tra thống kê là thu thập các tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ cho mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu thống kê là nêu được một cách khách quan bản chất và tính quy luật của hiện tượng.
Nếu không có tài liệu thống kê ban đầu thì toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê sẽ không thực hiện được. Nhưng nếu điều tra thống kê không khoa học, tài liệu không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu chính xác thì cũng không tìm ra được bản chất và tính quy luật của hiện tượng một cách đúng đắn mà có khi lại dẫn đến những kết luận sai lầm về hiện tượng nghiên cứu.

Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 quy định điều tra thống kê được tiến hành trong các trường hợp sau:

1. Tổng điều tra thống kê để thu thập những thông tin thống kê cơ bản, trên phạm vi cả nước theo chu kỳ dài, quy mô lớn, phạm vi rộng liên quan nhiều ngành, nhiều cấp, sử dụng lực lượng và kinh phí lớn.

2. Điều tra thống kê để thu thập những thông tin thống kê từ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong các trường hợp sau:

a. Điều tra thống kê để thu thập những thông tin thống kê từ các tổ chức không phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê;

b. Điều tra thống kê để bổ sung thông tin từ các tổ chức có thực hiện chế độ báo cáo thống kê;

c. Điều tra thống kê để thu thập những thông tin từ hộ hoặc cơ sở kinh doanh cá thể, hộ gia đình, cá nhân;

d. Điều tra thống kê để thu thập những thông tin thống kê khi có nhu cầu đột xuất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo