Luật đê điều 2006 số 79/2006/qh11

Luật Đê điều số 79/2006/QH11 quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và cả nước ngoài có hoạt động về đê điều, các hoạt động có liên quan đến đê điều trên lãnh thổ Việt Nam. Sau đây là thông tin về Luật đê điều 2006 số 79/2006/qh11.

Kiem Soat Vien Hat Quan Ly 324244
Luật đê điều 2006 số 79/2006/qh11

1. Đê điều là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Đê điều 2006

Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ.

2. Thuộc tính pháp lý của Luật đê điều 2006

  • Số ký hiệu: 79/2006/QH11
  • Ngày ban hành: 29/11/2006
  • Loại văn bản: Luật
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2007
  • Nguồn thu thập: Công báo số 410+411, năm 2007 Ngày đăng công báo: 25/06/2007
  • Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký: Quốc hội
  • Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Phú Trọng
  • Phạm vi: Toàn quốc
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực một phần

3. Nội dung đáng chú ý của Luật Đê điều 2006

Luật quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều.

Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều

+ Bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

+ Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.

+ Phòng, chống lũ hiệu quả, kết hợp với phát triển giao thông, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa của dân tộc, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

+ Tuân thủ quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều đã được phê duyệt; bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ, khả năng thoát lũ trên toàn tuyến sông; kết hợp đồng bộ các giải pháp tổng thể về trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước ở thượng lưu, thanh thải vật cản, nạo vét lòng sông, làm thông thoáng dòng chảy, phân lũ, làm chậm lũ.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đê điều

+ Phá hoại đê điều.

+ Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.

+ Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.

+ Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.

+ Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.

+ Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.

+ Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

+ Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

+ Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng.

+ Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ.

+ Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.

4. Nội dung quy hoạch đê điều gồm những gì?

Nội dung quy hoạch đê điều bao gồm:

+ Xác định nhiệm vụ của tuyến đê.

+ Xác định các thông số kỹ thuật của tuyến đê.

+ Xác định vị trí tuyến đê; vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng trên tuyến đê.

+ Xác định diện tích đất dành cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều.

+ Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch.

+ Dự kiến những hạng mục ưu tiên thực hiện, nguồn lực thực hiện.

+ Dự kiến tác động đến môi trường của việc thực hiện quy hoạch và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường.

5. Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có nhiệm vụ gì?

Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có các nhiệm vụ sau:

+ Nhiệm vụ trực tiếp quản lý bảo vệ đê điều.

+ Nhiệm vụ tổ chức xử lý giờ đầu sự cố đê điều.

+ Nhiệm vụ tham mưu, đề xuất về kỹ thuật, nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề sau đây: Xây dựng kế hoạch tu bổ đê điều hằng năm; Phương án hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão; Xử lý sự cố đê điều; Chuẩn bị vật tư dự trữ trong nhân dân phục vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều.

+ Giám sát việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa các công trình đê điều và các hoạt động có liên quan đến đê điều.

+ Tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.

+ Kiểm tra việc thi hành pháp luật về đê điều; phối hợp với thanh tra chuyên ngành đê điều trong việc thanh tra các vụ, việc về đê điều.

6. Các biện pháp bảo vệ đê điều

Luật Đê điều năm 2006 quy định bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Hoạt động trong lĩnh vực đê điều phải bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần phát triển kinh tế - xã hội; tuân thủ quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều đã được phê duyệt, bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ, khả năng thoát lũ trên toàn tuyến sông, kết hợp đồng bộ các giải pháp tổng thể về trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước ở thượng lưu, thanh thải vật cản, nạo vét lòng sông, làm thông thoáng dòng chảy, phân lũ, làm chậm lũ; phòng, chống lũ hiệu quả, kết hợp với phát triển giao thông, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

Luật Đê điều nghiêm cấm phá hoại đê điều; nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê; vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều; vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều; xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không gồm bãi nổi hoặc cù lao, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt; sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.

Nghiêm cấm hành vi đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông, để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão; chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão; phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng theo quy định của pháp luật; khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều, các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ nhưng không có biện pháp xử lý, khắc phục; sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.

Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động về đê điều được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Người nào vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; tổ chức vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

7. Các văn bản pháp luật về đê điều

Luật Đê điều năm 2006; 

Nghị định số 113/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều; 

Nghị định số 04/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện bãi bỏ việc sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng; 

Quyết định số 93/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với kiểm soát viên đê điều tham gia trực tiếp xử lý sự cố khi có báo động lụt, bão; 

Quyết định số 132/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều; 

Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển; 

Thông tư liên tịch số 18/1999/TTLT/BTCCBCP-BTC-BNNPTNT của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 93/1999/QĐ-TTg ngày 05/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với kiểm soát viên đê điều tham gia trực tiếp xử lý sự cố khi có báo động lụt, bão; 

Thông tư số 15/2001/TT-BNN-PCLB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập đơn giá và chế độ dự toán công tác tu bổ đê điều sử dụng lao động nông nhàn; 

Thông tư liên tịch số 64/2006/TTLT/BNN-BNV-BTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 132/2006/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành Kiểm lâm, Bảo vệ thực vật, Thú y và Kiểm soát đê điều; 

Thông tư số 01/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ; 

Thông tư liên tịch số 48/2009/TTLT-BTC-BNN của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế duy tu, bảo dưỡng đê điều; 

Thông tư số 26/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân; 

Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định hoạt động liên quan đến đê điều; 

Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê.

Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Các văn bản pháp luật về đê điều (Cập nhật 2023) cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Luật đê điều 2006 số 79/2006/qh11 cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo