Luật đầu tư số 61/2020/qh14 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/06/2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 có nhiều thay đổi liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh mà các nhà đầu tư cần phải lưu ý. Theo dõi bài viết dưới đây để cùng ACC tìm hiểu về luật đầu tư số 61/2020/qh14 pdf nhé.
1. Đầu tư là gì?
Khái niệm đầu tư theo cách hiểu phổ thông là việc “bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”.
Khái niệm đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Khái niệm đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại (có thể là tài sản, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ) để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ nguồn lực, uy tín.
Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.
Hoạt động đầu tư có thể có tính chất thương mại hoặc phi thương mại.
Sau đây, ACC sẽ tóm tắt nội dung cơ bản của luật đầu tư số 61/2020/qh14 pdf
2. Về thủ tục hành chính
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (Điều 22)
- Không yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo hoặc quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
- Ngưỡng sở hữu nước ngoài tại tổ chức kinh tế phải áp dụng quy định về đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (Điều 23)
- Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (thay vì từ 51% vốn điều lệ như trước đây) phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư.
- Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (Điều 26)
- Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn,mua cổ phần, mua phần vốn góp trong một số trường hợp sau:
─ Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
─ Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
─ Tại tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa bàn có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
3. Về thủ tục triển khai dự án đầu tư
- Điều chỉnh dự án đầu tư (Điều 41)
- Quy định quyền của nhà đầu tư trong việc điều chỉnh mục tiêu, quy mô, nội dung dự án đầu tư; sáp nhập, tách dự án đầu tư;thay đổi nhà đầu tư; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư và các nội dung khác;
- Quy định rõ trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Làm rõ các trường hợp được giãn tiến độ đầu tư quá 24 tháng.
- Quy định về gia hạn thực hiện dự án đầu tư (Điều 44)
- Bổ sung quy định về gia hạn thực hiện dự án đầu tư: khi hết thời hạn thực hiện dự án mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án (trừ các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường…) thì được xem xét gia hạn nhưng không quá thời hạn tối đa theo quy định của Luật Đầu tư.
- Giám định vốn đầu tư (Điều 45)
- Bổ sung quy định về giám định vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết để xác định căn cứ tính thuế.
- Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư (Điều 48)
- Bổ sung trường hợp cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư khi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư
- Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (Điều 31)
- Bãi bỏ quy định Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án có quy mô vốn từ 5.000 tỷ đồng, dự án thăm dò khai thác dầu khí;
- Bổ sung thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ hai (02) Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trở lên;
- Bổ sung, chi tiết hóa các trường hợp dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, ví dụ: dự án đầu tư xây dựng mới liên quan đến cảng hàng không, bến cảng; dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị.
- Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (Điều 32)
- Phân cho UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư với dự án sân golf, dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
5. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh
- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6)
- Đưa hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào Danh mục ngành,nghề cấm đầu tư kinh doanh.
- Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Phụ lục IV)
- Theo Luật Đầu tư 2020, có 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (giảm so với 243 ngành, nghề theo Luật Đầu tư 2014);
- Xóa bỏ khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện với một số ngành như nhượng quyền thương mại, kinh doanh dịch vụ logistic, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển…;
- Bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn quản lý nhà nước và bảo đảm tính thống nhất với các luật có liên quan: Kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt), dịch vụ kiến trúc, phát hành báo chí nhập khẩu…
- Danh mục ngành nghề và điều kiện tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài (Điều 9)
- Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm (a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường và (b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Ngoài 02 Danh mục này, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước;
- Theo đó, điều kiện tiếp cận thị trường sẽ dựa trên tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực và các điều kiện khác.
6. Ưu đãi đầu tư
- Hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư (Điều 15)
- Bổ sung hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư: Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế;
- Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư (Điều 15)
- Bổ sung nhằm thống nhất đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư với pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan; như dự án có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo….
- Ngành, nghề ưu đãi đầu tư (Điều 16)
- Bổ sung một số ngành, nghề/hoạt động đầu tư khác gồm: Ngành nghề sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ; giáo dục đại học; sản xuất trang thiết bị y tế; sản xuất hàng hóa,cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.
- Bổ sung ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt (Điều 20, 75)
- Bổ sung cơ chế cho phép Chính phủ quyết định áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt nhằm khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư có tác động lớn đến kinh tế - xã hội, gồm:
* Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; và
* Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đồng thời, Luật Đầu tư 2020 cũng sửa đổi mức ưu đãi đối với các dự án này trong các Luật thuế TNDN (gồm giảm thuế suất ưu đãi, tăng thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi, miễn, giảm). Mức cụ thể sẽ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Để biết thêm nội dung chi tiết của luật đầu tư số 61/2020/qh14 pdf bạn có thể truy cập vào bài viết Luật đầu tư 2020
Luật đầu tư số 61/2020/qh14 pdf
Trên đây là một số thông tin chi tiết về luật đầu tư số 61/2020/qh14 pdf. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận