Luật số 59/2005/QH11 của Quốc hội: Luật Đầu tư

Thực hiện công cuộc “đổi mới”, những năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước…, tạo nên một khung pháp lý quan trọng điều chỉnh các hoạt động đầu tư phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng và thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với yêu cầu hội nhập; tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhờ hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư đã ban hành, việc huy động nguồn lực đầu tư cho tăng trưởng kinh tế ngày càng gia tăng. Theo dõi bài viết dưới đây của ACC để có thêm thông tin về luật đầu tư 2005 nhé.

1. Đầu tư là gì?

Khái niệm đầu tư theo cách hiểu phổ thông là việc “bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”.

Khái niệm đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.

Khái niệm đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại (có thể là tài sản, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ) để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ nguồn lực, uy tín.

Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.

Hoạt động đầu tư có thể có tính chất thương mại hoặc phi thương mại.

2. Giới thiệu luật đầu tư 2005

Ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành luật đầu tư 59/2005/QH11, Luật đầu tư 2005 này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006.

Hiện nay, Luật đầu tư 2005 đã hết  hiệu lực, được sửa đổi bổ sung bởi luật hiện hành nhằm phù hợp hơn với xã hội. Tuy nhiên, đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về pháp luật đầu tư có thể theo dõi bài viết dưới đây về Luật đầu tư 2005.

3. Phạm vi điều chỉnh luật đầu tư 2005

Luật này quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.

Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn. Đảng và Nhà nước luôn nhất quán với chủ trương, chính sách kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước bỏ vốn ra đầu tư. Phạm vi điều chỉnh của Luật đầu tư được quy định tại Điều 1 đã thể hiện rõ tinh thần đó. Ngoài ra, nội dung Điều 1 cũng chỉ rõ: Luật tập trung điều chỉnh các hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư kinh doanh vốn nhà nước thông qua các tổ chức kinh tế, công ty kinh doanh vốn nhà nước. Các hoạt động đầu tư từ nguồn vốn nhà nước không nhằm mục đích kinh doanh không điều chỉnh trong Luật này mà được quy định cụ thể trong các luật khác có liên quan (như Luật ngân sách Nhà nước, Luật đấu thầu...).  

Luật đầu Tư 2005Luật đầu tư 2005

4. Bố cục và khái quát nội dung các chương luật đầu tư 2005

Những nội dung được quy định trong Luật đầu tư đã tạo lập một khung pháp lý thống nhất cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, xóa bỏ các rào cản, các phân biệt đối xử bất hợp lý giữa các nhà đầu tư. Đây là một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đồng thời, Luật cũng tạo điều kiện pháp lý tăng quyền tự chủ, quyền tự quyết định của các nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ.

Luật đầu tư đã được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Luật có 10 chương (89 điều), với bố cục như sau:

Chương I. Những quy định chung, gồm 5 điều (từ Điều 1 đến Điều 5), quy định về: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; chính sách về đầu tư; áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế.

Chương II. Bảo đảm đầu tư, gồm 7 điều (từ Điều 6 đến Điều 12), quy định về: bảo đảm về vốn và tài sản; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại; chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài; áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất; bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách; giải quyết tranh chấp.

Chương III. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, gồm 8 điều (từ Điều 13 đến Điều 20), quy định về: quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh; quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư; quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư; quyền mua ngoại tệ; quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư; thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; các quyền khác của nhà đầu tư; nghĩa vụ của nhà đầu tư.

Chương IV. Hình thức đầu tư, gồm 6 điều (từ Điều 21 đến Điều 26), quy định về: các hình thức đầu tư trực tiếp; đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng; đầu tư phát triển kinh doanh; góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại; đầu tư gián tiếp.

Chương V. Lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, gồm 18 điều (từ Điều 27 đến Điều 44), quy định về: lĩnh vực ưu đãi đầu tư; địa bàn ưu đãi đầu tư; lĩnh vực đầu tư có điều kiện; lĩnh vực cấm đầu tư; ban hành danh mục các lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, đầu tư có điều kiện; đối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư; ưu đãi về thuế; chuyển lỗ; khấu hao tài sản cố định; ưu đãi về sử dụng đất; ưu đãi đối với nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư; trường hợp mở rộng ưu đãi; hỗ trợ chuyển giao công nghệ; hỗ trợ đào tạo; hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ đầu tư; đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; thị thực xuất cảnh, nhập cảnh.

Chương VI. Hoạt động đầu tư trực tiếp, gồm 22 điều (từ Điều 45 đến Điều 66), quy định về: thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước; thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài; thẩm tra dự án đầu tư; thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện; thủ tục thẩm tra đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện; thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế; điều chỉnh dự án đầu tư; thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài; trách nhiệm lập dự án, quyết định đầu tư, thẩm tra đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có nhiều nhà đầu tư quan tâm; thuê, giao nhận đất thực hiện dự án; chuẩn bị mặt bằng xây dựng; thực hiện dự án đầu tư có khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản; thực hiện dự án đầu tư có xây dựng; giám định máy móc, thiết bị; tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam; tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền đồng Việt Nam; bảo hiểm; thuê tổ chức quản lý; tạm ngừng dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư; bảo lãnh của Nhà nước cho một số công trình và dự án quan trọng.

Chương VII. Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước, gồm 7 điều (từ Điều 67 đến Điều 73), quy định về: quản lý đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước; đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước vào tổ chức kinh tế; đầu tư của Nhà nước vào hoạt động công ích; đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; tổ chức, cá nhân được giao quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước; thay đổi nội dung, hoãn, đình chỉ, hủy bỏ dự án đầu tư; lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án. 

Chương VIII. Đầu tư ra nước ngoài, gồm 6 điều (từ Điều 74 đến Điều 79), quy định về: đầu tư ra nước ngoài; lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài; điều kiện đầu tư ra nước ngoài; quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài; nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài; thủ tục đầu tư ra nước ngoài.

Chương IX. Quản lý nhà nước về đầu tư, gồm 8 điều (từ Điều 80 đến Điều 87), quy định về: nội dung quản lý nhà nước về đầu tư; trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư; quản lý đầu tư theo quy hoạch; xúc tiến đầu tư; theo dõi, đánh giá hoạt động đầu tư; thanh tra về hoạt động đầu tư; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; xử lý vi phạm.

Chương X. Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (Điều 88 và Điều 89), quy định về áp dụng pháp luật đối với các dự án đang thực hiện đầu tư trước khi Luật này có hiệu lực và hiệu lực thi hành.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về luật đầu tư 2005. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo