Luật đất đai 2013 [Số 45/2013/QH13]

Quan hệ đất đai hiện nay không thể hiện mối quan hệ truyền thống giữa các chủ sở hữu đất đai với nhau mà được xác lập trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Nói cách khác, các quan hệ này xác định trách nhiệm và quyền hạn của Nhà nước trong vai trò người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý đất đai. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về luật đất đai 2013 thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

Luật đất đai 2013

luật đất đai 2013

1. Lịch sử hình thành và phát triển của luật đất đai

Trong lịch sử xây dựng hệ thống pháp luật về đất đai ở nước ta, Nhà nước đã ban hành Luật đất đai ban hành năm 1988;Luật đất đai ban hành năm 1993); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai ban hành năm1998; Luại sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai ban hành năm 2001 và Luật đất đai ban hành năm 2003).

Ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước bạn hành nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai vì lợi ích của Nhà nước và của người sử dụng đất.

Luật đất đai ban hành năm 1993) là văn bản luật chứa đựng có hệ thống các quy phạm pháp luật được sắp xếp theo một trình tự nhất định, quy định về chế độ quản lí, sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Luật đất đai được Quốc hội Khoá IX, kì họp thứ 3 thông qua ngày 14.7.1993; Luật này thay thế Luật đất đai ban hành năm 1988 và có hiệu lực kể từ ngày 15.10.1993.

Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai là chế độ quản lí, sử dụng đất đai trên toàn lãnh thổ Việt Nam, chế định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bao gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam. Về chế độ sở hữu, Luật đất đai ban hành năm 1993 tiếp tục xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lí, theo đó, Quốc hội thực hiện quyền quyết định, giám sát tối cao đối với việc quản lí và sử dụng đất đai, Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về đất đai trong cả nước, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lí nhà nước về đất đai trong địa phương mình theo thẩm quyền. Về chế độ sử dụng đất, Luật đất đai quy định: Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước, tổ chức và cá nhân nước ngoài thuê đất. Người sử dụng đất ổn định được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được hưởng thành quả lao động trên đất được giao, được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi, được góp quyền sử dụng đất vào các hoạt động kinh doanh..., đồng thời, họ có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo, bồi bổ và sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả, chấp hành tốt các quy định của pháp luật về việc sử dụng đất.

Đất đai được coi là một nguồn tài nguyên quý hiếm, là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế của các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng của môi trường sống, nhưng trong một thời gian dài, việc quản lí đất đai có phần buông lỏng, có nơi đất đai không được sử dụng đúng mục đích, không khai thác được tiềm năng của đất và người sử dụng đất còn thiếu trách nhiệm trong việc cải tạo, bồi bổ đất. Nhằm bảo đảm để đất đai - một loại tài sản đặc biệt, thực sự có giá trị, có lợi đối với nền kinh tế quốc dân, nhằm bảo đảm trật tự, kỉ cương trong quản lí và sử dụng đất đai, đồng thời, nhằm cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 về đất đai, Quốc hội đã thông qua Luật đất đai mới, năm 1993. Bố cục và nội dung cơ bản: Luật đất đai ban hành năm năm 1993)gồm 7 chương với 89 điều.

Chương l - Những quy định chung, xác định rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí; quy định về việc Nhà nước giao đất cho người sử dụng đất, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất, quy định các nghĩa vụ của họ trong quá trình sử dụng đất; quy định về nguyên tắc và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lí đất đai; phân loại đất đai.

Chương II quy định về quản lí nhà nước đối với đất đai.

Chương III quy định về chế độ sử dụng các loại đất, bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng.

Chương IV quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Chương V quy định về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế thuê đất của Việt Nam.

Chương VI quy định về xử lí vi phạm và

Chương VI quy định điều khoản thi hành.

So sánh Luật đất đai ban hành năm1993) của Việt Nam và các quy định của Luật đất đai một số nước trên thế giới cho thấy, chế độ quản lí và sử dụng đất đai của Việt Nam có những đặc thù khác biệt. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí. Việt Nam không thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. Tuy nhiên, người được giao đất để sử dụng được pháp luật về đất đai quy định nhiều quyển năng, từ quyển chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, tặng cho, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phù hợp với quy chế từng loại đất, đồng thời có nghĩa vụ bảo vệ, tôn tạo và phát triển, bồi bổ đất để sử dụng hợp lí và hiệu quả. Cho đến nay, Luật đất đai ban hành năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung thêm 3 lần vào các năm 1996, 1998, 2001 và đã được thay: thế bằng Luật đất đai mới được Quốc hội Khoá XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26.11.2003, đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật về đất đai của Việt Nam.

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng về đất đai nhằm thể chế hoá đường lối chủ trương của Đảng về đất đai trong thời kì công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Cùng với Hiến pháp năm 2013, Luật đất đai năm 2013 ra đời nhằm giải quyết căn bản những vấn đề từ trước đến nay chúng ta chưa thực hiện đầy đủ như: Quan niệm mới về sở hữu đẩt đai, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vấn đề minh bạch hoả thủ tục hành chính về đất đai, quyền của người sử dụng đất, đặc biệt là các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Bên cạnh đó, việc phân định thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tư pháp trong giải quyết tranh chấp về đất đai, chỉnh sách tài chính về đẩt đai, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện việc thu hồi đất luôn là vẩn đề hệ trọng liên quan nhiều đến lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và nhân dân rất cần có sự điều chỉnh phù hợp trong điều kiện mới.

2. Luật đất đai là gì ?

Khi nói và viết về khái niệm Luật đất đai, học viên và người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy sẽ hiểu khái niệm này với tính cách là một ngành luật, toong khi đó các nhà quản lí, người xây dựng chính sách, đa số doanh nghiệp và người dân sẽ hiểu khái niệm này với tính cách là văn bản luật. Vì vậy, tuỳ từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể để hiểu khái niệm luật đất đai với tính cách là một ngành luật toong hệ thống ngành luật của nhà nước ta hoặc là văn bản pháp luật quan trọng nhất toong hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai. Do đó, chúng ta sẽ tìm hiểu từng khía cạnh cụ thể của nó.

3. Ngành luật đất đai

Dưới góc độ là một ngành luật, Luật đất đai trước đây còn có tên gọi là Luật ruộng đất. Cách hiểu như vậy là thiếu chính xác, vì khái niệm “đất đai” hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các loại đất như: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, toong mỗi nhóm đất lại được chia thành từng phân nhóm đất cụ thể theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai năm 2013. Khái niệm “ruộng đất” theo cách hiểu của nhiều người thường chỉ loại đất nông nghiệp, đất tạo lập nguồn lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Vì vậy, nói Luật ruộng đất tức là chỉ một chế định của ngành luật đất đai, cụ thể là chế độ pháp lí đất đai được quy định là: chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và định danh vai trò của Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thống nhất quản lí đất đai trong phạm vi cả nước.

Quan hệ đất đai hiện nay không thể hiện mối quan hệ truyền thống giữa các chủ sở hữu đất đai với nhau mà được xác lập trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Nói cách khác, các quan hệ này xác định trách nhiệm và quyền hạn của Nhà nước trong vai trò người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lí đất đai. Từ vai trò và trách nhiệm đó, Nhà nước không ngừng quan tâm đến việc bảo vệ, giữ gìn, phát triển một cách bền vững nguồn tài nguyên đất đai cho hiện tại và tương lai. Với đặc trưng cơ bản là xác lập quyền cho người chủ sử dụng đất cụ thể nhằm tránh tình trạng vô chủ trong quan hệ đất đai như trước đây, việc chuyển giao quyền sử dụng cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân là thiên chức cơ bản trong hoạt động của Nhà nước phù hợp với vai trò là người đại diện chủ sở hữu và người quản lí. Quan hệ đất đai ở Việt Nam trên nền tảng đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu được thiết kế có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Quá trình hợp tác giữa người sử dụng đất với nhau trên cơ sở sự bảo hộ của Nhà nước khi thực hiện đầy đủ các quyền của người sử dụng là yếu tố linh hoạt nhất và đa dạng nhất trong quan hệ đất đai.

Vì vậy, có thể định nghĩa Luật đất đai với tư cách ngành luật như sau: Luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đẩt tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.

4.Các văn bản Luật đất đai

Cần có sự phân biệt giữa văn bản Luật đất đai với hệ thống văn bản pháp luật về đất đai. Luật đất đai với tính cách là một văn bản 02/12/1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai ( năm 1993)đã được Quốc hội khoá X, kì họp thứ 4 thông qua. Luật này được gọi tắt là Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 và nội dung chủ yếu nhằm luật hoá các quyền năng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, đồng thời xác định rõ các hình thức giao đất và cho thuê đất để làm căn cứ quy định các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Tuy nhiên, lần sửa thứ nhất vào năm 1998 chỉ đề cập một số vấn đề về hình thức sử dụng đất và tiền tệ hoá quyền sử dụng đất. Vì vậy, kì họp thứ 9, Quốc hội khoá X đã thông qua việc sửa đổi lần thứ hai tập trung vào việc hoàn thiện chế độ quản lí Nhà nước về đất đai, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê đất, phân công, phân cấp trong quản lí đất đai. Văn bản luật này được gọi tắt là Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001 và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/10/2001.

Các luật đất đai nêu trên đã góp phần to lớn trong việc khai thác quỹ đất, việc quản lí đất đai đã đi vào nền nếp, tạo sự tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống pháp luật đất đai trong thời gian qua cũng như việc sửa đổi, bổ sung nhiều lần như vậy cho thấy hệ thống pháp luật đất đai có tính chắp vá, không đồng bộ, nhiều quy định tỏ ra lạc hậu so với thời cuộc và gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Vì vậy, việc xây dựng Luật đất đai mới để thay thế Luật đất đai ban hành năm 1993)và các Luật đất đai sửa đổi, bổ sung là rất cần thiết.

Trên tinh thần đó, quá trình xây dựng các dự thảo của Luật đất đai mới rất công phu, qua nhiều lần chỉnh sửa và lấy ý kiến nhân dân rộng rãi trong cả nước, ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Khoá XI, kì họp thứ 4 đã thông qua toàn văn Luật đất đai mới với 7 chương và 146 điều, gọi là Luật đất đai ban hành năm 2003). Luật đất đai cũ (năm 2003 )có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004, nhằm đáp ứng giai đoạn phát triển Đây là những văn kiện của Đảng đề cập một cách toàn diện những quan điểm cơ bản về xây dựng chính sách và pháp luật đất đai trong giai đoạn mới. Luật đất đai năm 2013 là sự thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng về van đề đất đai.

Thứ hai, việc xây dựng Luật đất đai năm 2013 dựa trên nền tảng đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước trong vai trò là người đại diện chủ sở hữu và người thống nhất quản lí đất đai trong phạm vi cả nước.

Thứ ba, trên cơ sở kế thừa và phát triển các Luật đất đai trước đây, Luật đất đai năm 2013 góp phần pháp điển hoá hệ thống pháp luật đất đai với tinh thần giảm thiểu tối đa những văn bản hướng dẫn dưới luật khiến cho hệ thống pháp luật đất đai trước đây vô cùng phức tạp, nhiều tầng nấc và kém hiệu quả. Trong văn bản luật này, nhiều quy định của Chính phủ và các bộ, ngành qua thực tế đã phù hợp với cuộc sống được chính thức luật hoá, vừa nâng cao tính pháp lí của quy định, vừa giảm thiểu các quy định không cần thiết để Luật đất đai hoàn chỉnh có hiệu lực và hiệu quả cao.

Như vậy, khái niệm Luật đất đai hiểu theo phương diện thứ hai xuất phát từ các văn bản Luật đất đai được ban hành trong thòi gian vừa qua và là nguồn cơ bản của ngành luật đất đai.

5. Nguyên tắc áp dụng luật qua các thời kỳ:

Vì sự thay đổi các quy định của pháp luật qua các thời kỳ để tránh việc nhầm lẫn trong việc áp dụng quy định của luật bạn cần lưu ý nguyên tắc sau:

1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

Trên đây là một số thông tin về luật đất đai 2013. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo