Luật Đất đai 1993 được sửa đổi, bổ sung như thế nào qua từng giai đoạn?

Luật đất đai năm 1993 mang ý quan trọng trong quá trình phát triển của pháp luật đất đai. Hệ thống pháp luật nói chung và lĩnh vực pháp luật đất đai nói riêng ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn. Luật đất đai được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, sau đó được bổ sung, sửa đổi rất nhiều lần vào năm 1993, 2003 và 2013. Vậy Luật Đất đai 1993 qua các thời kỳ đã được sửa đổi bổ sung như thế nào? 
Maxresdefault

1. Luật đất đai năm 2003

Về những bảo đảm cho người sử dụng đất: Luật đất đai năm 2003 tiếp tục khẳng định Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước cách mạng qua các thời kỳ.
Đối với người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thì ngoài việc có chính sách tạo điều kiện cho họ có đất để sản xuất như Luật đất đai năm 1993 quy định, Luật đất đai năm 2003 còn quy định Nhà nước có chính sách phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn.
Về phân loại đất: Luật đất đai năm 1993 phân loại đất ra thành 6 loại. Việc phân loại đất vừa  theo tiêu chí mục đích sử dụng chủ yếu vừa theo tiêu chí không gian dẫn đến sự đan xen, chồng chéo giữa các loại đất, gây khó khăn cho việc quản lý đất đai.
Để tạo điều kiện cho việc quản lý vĩ mô của Nhà nước, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời tạo thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Luật đất đai năm 2003 phân chia đất thành 3 nhóm như sau:
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối.
Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất chuyên dùng mà Luật đất đai năm 1993 đã quy định.
Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng đất.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như Luật đất đai năm 1993 không phù hợp với việc quản lý đất tại đô thị. Để bảo đảm sự phù hợp với việc quản lý đất đai tại đô thị và tính thống nhất trong sử dụng đất phát triển đô thị, Luật đất đai không giao cho phường, thị trấn, các xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị lập quy hoạch sử dụng đất mà do Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Luật đất đai 2003 quy định: “Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau ba năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ.”
Luật đất đai 2003 quy định một cách cụ thể thẩm quyền giao, cho thuê đất như sau: 
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng đất vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Luật đất đai năm 1993 quy định chỉ thu hồi đất khi đã có dự án đầu tư cụ thể, nay Luật đất đai năm 2003 quy định Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, nhằm để chủ động quỹ đất cho đầu tư phát triển.
Đồng thời, Luật đất đai năm 2003 quy định Nhà nước giao cho tổ chức phát triển quỹ đất (do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập) để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư.
Luật đất đai năm 2003 quy định Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ. Đối với các trường hợp khác mà việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất. Quy định như vậy là nhằm giảm sự can thiệp bằng biện pháp hành chính và khuyến khích sự thoả thuận giữa người có nhu cầu sử dụng đất và người có quyền sử dụng đất.  
Về bồi thường khi thu hồi đất, Luật đất đai năm 2003 quy định rõ những trường hợp được bồi thường về đất (những người có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định). Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái đinh cư phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi cũ. Quy định này nhằm góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay.
Luật đất đai 1993 được ban hành ngày 14/7/1993 và có hiệu lực từ 15/10/1993, bao gồm 7 chương và 89 điều. Mời bạn đọc theo dõi bài viết Luật đất đai 1993 để biết thêm chi tiết

2. Luật đất đai năm 2013 

Luật đất đai năm 2013 thay thế cho luật đất đai năm 2003 tiếp tục kế thừa, phát huy những quy định của luật đất đai 1993 được luật đất đai 2003 kế thừa, sửa đổi, bổ sung trước đó.
Về căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất: Luật đất đai của năm 2003 và Luật đất đai năm 2013 đều quy định những căn cứ với ý nghĩa và tinh thần như nhau, tuy nhiên câu chữ theo từng thời kỳ là khác nhau nhưng vẫn thể hiện đúng quan điểm của các nhà làm luật. Về phần căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất hầu hết là không có những điểm khác nhau đáng kể
Luật đất đai năm 2013 đã có những quy định đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập quy hoạch sử dụng đất của từng cấp nhằm khắc phục được những khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định riêng cho từng cấp để vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý của từng cấp; đảm bảo nguyên tắc “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã”.
Để tránh chồng chéo trong quy hoạch, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định mối liên kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị trên địa bàn quận tại Khoản 5 Điều 40, cụ thể là: “Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh”
Lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất
Đây là nội dung được bổ sung mới trong Luật Đất đai năm 2013 và được quy định tại Điều 43, trong đó quy định: "Cơ quan có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng; hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp; việc xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng thực hiện. Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính khả thi của của việc lấy ý kiến, nâng cao vai trò, ý nghĩa của việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Luật còn giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này"
Luật đất đai của năm 2003 có quy định khác biệt về thẩm quyền của UBND cấp huyện được xét duyệt quy hoạch sử dụng đất của xã quy định tại khoản 4 Điều 25 của Luật này ( khoản 4 Điều 26). Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện ( khoản 3 Điều 46)
Nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai Luật Đất đai năm 2013 bổ sung quy định tại Khoản 3 Điều 45: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện”. Với quy định như vậy sẽ tránh được tình trạng tùy tiện trong việc điều chỉnh các dự án.
Trên đây là bài viết về Luật Đất đai 1993 qua các thời kỳ. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:
Zalo: 0846967979
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (959 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (2)

    cúc
    đất rừng sản xuất muốn xin phép lên đất khuncoong nghiệp phải làm sao
    TRẢ LỜI
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo