Luật Công nghệ Thông tin là gì và những điều cần biết

Với thị trường phát triển hiện nay, tiến bộ kha học kĩ thuật đồng nghĩa với việc công nghệ thông tin phát triển. Và nhà nước ta đã ban hành bộ Luật công nghệ thông tin để quản lý những nội dung cơ bản của ngành này. Vậy Luật công nghệ thông tin bao gồm những nội dung nào? Vai trò của luật công nghệ thông tin là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây mà ACC chia sẻ để biết thêm thông tin chi tiết và cụ thể về việc này.

Digital Technology Background

luật công nghệ thông tin là gì

1. Công nghệ thông tin là gì? Luật công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin hay còn gọi là IT (Information Technology) là thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho phân phối và xử lý dữ liệu cũng như trao đổi, lưu giữ và sử dụng thông tin.

Trong doanh nghiệp các nhân viên IT luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, truyền dẫn, lưu trữ và xử lý các thông tin, hệ thống và dây chuyền sản xuất. CNTT được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Giúp vận hành từ: quá trình kinh doanh, kết nối khách hàng,…

Ngành công nghệ thông tin: “Là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.

Luật Công nghệ thông tin là công cụ để tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu hình thành, phát triển xã hội thông tin, rút ngắn quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trước mắt để thực thi có hiệu quả các nội dung cơ bản của chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành.

Luật Công nghệ thông tin là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về Công nghệ thông tin của Chính phủ, các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để bảo đảm sự phân công, phối hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển Công nghệ thông tin.

2. Những lợi ích của công nghệ thông tin mang lại

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã mang lại cho con người rất nhiều lợi ích tuyệt vời sau đây:

Mua sắm dễ dàng hơn với sự phát triển của công nghệ thông tin

Trước đây khi có nhu cầu mua sắm, người tiêu dùng phải trực tiếp đến cửa hàng, thì ngày nay bạn chỉ cần ngồi ở nhà và đặt mua. Bất kể là sản phẩm gì, từ quần áo, điện tử cho đến việc đi chợ… cũng có thể mua online. Chỉ cần vài cú click chuột, những sản phẩm ấy sẽ được giới thiệu đi kèm hình ảnh và cả đánh giá từ người dùng

Công nghệ thông tin phát triển giúp mua sắm dễ dàng hơn

Di chuyển linh hoạt hơn với ứng dụng đặt xe.

Các ứng dụng di chuyển nổi tiếng như: Uber, Grab đã khẳng định thế mạnh của mình. Nhận thấy tính ưu việt của công nghệ này, các hãng taxi truyền thống cũng ra mắt những ứng dụng riêng bắt nhịp làn sóng mới. Nhờ áp dụng công nghệ để giảm thiểu các chi phí nhân sự như: tổng đài, điều phối viên,…

Ăn uống nhanh chóng, tiện lợi

Giờ đây không khó để  bạn tìm một món ăn ngon với mức giá hợp lý. Bạn chỉ việc ngồi tại nhà, đặt mua đồ ăn online và sẽ được giao hàng mang đến tận nơi. Bởi hiện nay các ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến như: Vietnammm, DeliveryNow,… đã bắt đầu bước vào cuộc sống của chúng ta.

Ứng dụng cho phép người dùng lựa chọn hàng loạt các quán ăn, nhà hàng từ món Châu Á, Châu Âu, Việt Nam, cho đến các món ăn bình dân, đặc sản,…

Chủ động việc học tập trên internet

Công nghệ thông tin còn mang đến những lợi ích tuyệt vời cho việc học tập phát triển kiến thức và kỹ năng. Các ứng dụng học tập trực tuyến không những giúp bạn có thể chủ động về thời gian, chi phí mà còn phá vỡ rào cản về không gian và thời gian, giúp bạn học mọi lúc mọi nơi.

Liên lạc, kết nối gần nhau hơn bởi sự phổ cập của thiết bị công nghệ

Chỉ với một chiếc smartphone hay laptop là bạn có thể trò chuyện, trao đổi công việc với đối tác, khách hàng xuyên quốc gia. Vừa tiết kiệm được thời gian, thu hẹp khoảng cách mà còn dễ dàng xử lý những vấn đề quan trọng một cách đơn giản, nhanh chóng.

Không những thế, bạn có kết nối với bạn bè, người thân dù đang cách xa nhau hàng ngàn cây số, giúp mối quan hệ trở nên thân thiết hơn.

3. Vai trò của luật công nghệ thông tin 

Luật Công nghệ thông tincó vị trí quan trọng, quy định những điều kiện thiết yếu để bảo đảm phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp đáng kể và ngày càng tăng cho GDP, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, các ngành, các cấp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Các quy định về quản lý, cấp phép, đăng ký được quy định ở mức tối thiểu và cần thiết nhằm tạo ra môi trường rõ ràng, minh bạch và lành mạnh nhằm thúc đẩy các các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

4. Luật Công nghệ Thông tin có hiệu lực kể từ khi nào? 

Luật Công nghệ thông tin sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, để Luật sớm đi vào cuộc sống một cách hiệu quả thì các công việc cần tập trung triển khai là:

- Bộ Bưu chính -Viễn thông đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BBCVT ngày 28/07/2006 về triển khai Luật Công nghệ thông tin, chỉ đạo các đơn vị, cơ quan thuộc Bộ, các Sở Bưu chính - Viễn thông triển khai các công việc cần thiết đảm bảo thực thi luật một cách hiệu quả.

- Bộ Bưu chính-Viễn thông đã nghiên cứu, đang trong quá trình xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Công nghệ thông tin như: Nghị định quy định về ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, Nghị định về Công nghiệp - Công nghệ thông tin, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về Công nghệ thông tin và một số văn bản quy phạm pháp luật khác.

- Chuẩn bị kế hoạch tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; nâng cao hiểu biết về pháp luật công nghệ thông tin của mọi tổ chức, cá nhân.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng cần chủ động xây dựng những văn bản cần thiết để sớm đưa Luật Công nghệ thông tin vào cuộc sống.

5. Nội dung luật công nghệ thông tin 

Luật Công nghệ thông tin gồm 6 chương, 79 điều, cụ thể như sau:

Chương I. Những quy định chung gồm 12 điều.

Nội dung của Chương này quy định những vấn đề về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, áp dụng luật, giải thích từ ngữ, chính sách của nhà nước về công nghệ thông tin, nội dung quản lý nhà nước cũng như trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thanh tra công nghệ thông tin, hiệp hội công nghệ thông tin và các hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II. Ứng dụng công nghệ thông tin gồm 24 điều và được quy định thành 4 mục.

Các quy định của Chương này tạo hành lang pháp lý cơ bản để thúc đẩy các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Mục 1 quy định những vấn đề chung nhất về ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường mạng. Mục 2, mục 3 quy định cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và trong thương mại vì đây là hai nội dung trọng tâm nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Mục 4 quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực như giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, quốc phòng, an ninh và một số lĩnh vực khác.

Mục 1. Quy định chung về ứng dụng công nghệ thông tin -  quy định về nguyên tắc hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp khẩn cấp; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng, truyền đưa thông tin số; lưu trữ tạm thời thông tin số; cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số; công cụ tìm kiếm thông tin số; thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, cung cấp thông tin cá nhân trên môi trường mạng; thiết lập trang thông tin điện tử.

Với các quy định cơ bản như vậy đã bảo đảm để các tổ chức, cá nhân được tự do hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Đối với một số ngành, lĩnh vực nhất định phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.  Một nội dung đáng chú ý trong Luật là tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” khi thiết lập trang thông tin điện tử không cần thông báo với Bộ Bưu chính - Viễn thông. Trường hợp tổ chức, cá nhân khi thiết lập trang thông tin điện tử không sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” thì cần thông báo trên môi trường mạng với cơ quan quản lý.

Mục 2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước- tạo ra khung pháp lý quan trọng đẩy mạnh “chính phủ điện tử” ở Việt Nam. Luật quy định về nguyên tắc, điều kiện, nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

Mục 3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại nhằm khẳng định mọi tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động thương mại trên môi trường mạng. Mục này quy định về đối tượng, nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại; trang thông tin điện tử bán hàng, cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng trên môi trường mạng; giải quyết hậu quả do lỗi nhập sai thông tin thương mại trên môi trường mạng; thanh toán trên môi trường mạng.

Mục 4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, .... Ứng dụng công nghệ thông tin trong những lĩnh vực chuyên ngành ngoài việc tuân thủ quy định của Luật Công nghệ thông tin, còn phải tuân thủ pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Chương III. Phát triển công nghệ thông tin với 16 điều được chia thành 4 mục.

Mục 1. Quy định về nghiên cứu- phát triển công nghệ thông tin; cơ sở vật chất, kỹ thuật phụ vụ cho hoạt động nghiên cứu- phát triển công nghệ thông tin; tiêu chuẩn, chất lượng trong hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Mục 2. Quy định về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin bao gồm chính sách phát triển; chứng chỉ công nghệ thông tin; sử dụng nhân lực và phổ cập kiến thức công nghệ thông tin.

Mục 3. Quy định về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin  trong đó xác định rõ loại hình hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin; chính sách phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; phát triển thị trường công nghiệp công nghệ thông tin; sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; khu công nghệ thông tin tập trung.

Mục 4. Quy định phát triển dịch vụ công nghệ thông tin bao gồm loại hình và chính sách phát triển dịch vụ công nghệ thông tin.

Chương IV. Các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin gồm 21 điều được chia thành 4 mục.

Mục 1. Cơ sở hạ tầng thông tin cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - quy định về nguyên tắc phát triển cơ sở hạ tầng thông tin; bảo đảm cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ các cơ quan nhà nước; cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ công ích; cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương; bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin.

Mục 2. Đầu tư cho công nghệ thông tin. Đây là nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin. Mục này quy định cụ thể về Đầu tư của tổ chức, cá nhân cho công nghệ thông tin; đầu tư của nhà nước cho công nghệ thông tin; đầu tư cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; đầu tư và phát triển công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp và nông thôn.

Mục 3. Hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin - quy định nguyên tắc, nội dung hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế mở rộng hợp tác về công nghệ thông tin với tổ chức, cá nhân nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển công nghệ thông tin Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin. Mục này quy định về trách nhiệm của nhà nước, xã hội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng; bảo vệ tên miền quốc gia; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin; chống thư rác, vi rút máy tính và phần mềm gây hại; bảo vệ trẻ em tránh những thông tin tiêu cực; bảo đảm an toàn, bí mật thông tin; hỗ trợ người tàn tật trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Chương V. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm gồm 3 điều quy định mang tính nguyên tắc hình thức và thẩm quyền giải quyết tranh chấp công nghệ thông tin nói chung và tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”; xử lý vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin.

Chương VI. Điều khoản thi hành gồm 2 điều quy định về hiệu lực thi hành, trách nhiệm của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công nghệ thông tin.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể và trả lời cho câu hỏi luật công nghệ thông tin là gìNếu có những câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp về các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo