Cập nhật các nội dung, quy định và thông tin mới nhất về công chứng là một trong những điều cần thiết, đã và đang được đông đảo quý bạn đọc quan tâm. Bởi lẽ, việc công chứng giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng và có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Luật công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn.
![Luat Cong Chung](https://cdn.accgroup.vn/wp-content/uploads/2022/08/Luat-cong-chung.jpg)
1. Công chứng là gì?
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
- Trong đó:
- Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
- Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Bố cục của Luật Công chứng 2014
Luật công chứng năm 2014 gồm 10 chương, với 81 điều:
- Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 7).
- Chương II: Công chứng viên (từ Điều 8 đến Điều 17).
- Chương III: Tổ chức hành nghề công chứng (từ Điều 18 đến Điều 33).
- Chương IV: Hành nghề công chứng (từ Điều 34 đến Điều 39).
- Chương V: Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch (từ Điều 40 đến Điều 61).
- Chương VI: Cơ sở dữ liệu công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng (từ Điều 62 đến Điều 65).
- Chương VII: Phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác (từ Điều 66 đến Điều 68).
- Chương VIII: Quản lý nhà nước về công chứng (từ Điều 69 đến Điều 70).
- Chương IX: Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp (từ Điều 71 đến Điều 76).
- Chương X: Điều khoản thi hành (từ Điều 77 đến Điều 81).
3. Tổng hợp các văn bản Luật Công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan
Văn bản luật:
- Văn bản 07/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Công chứng
- Luật Công chứng 2014
- Luật sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng 2018
- Luật Công chứng tiếng Anh - Law on Notarization
Nghị định, thông tư và văn bản hướng dẫn Luật Công chứng:
- Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng 2014
- Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng (hiệu lực 26/3/2021)
- Thông tư 04/2015/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng
-
Thông tư 11/2012/TT-BTP quy tắc đạo đức hành nghề công chứng
- Quyết định 27/2012/QĐ-TTg quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành, Công chứng, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án
- Quyết định 199/QĐ-TTg phê duyệt Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực.
- Quyết định 132/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng, chứng thực:
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Hiệu lực 01/9/2020)
Quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch:
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
- Thông tư 20/2015/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
- Công văn 1352/HTQTCT-CT năm 2015 thực hiện Nghị định 23/2015/NĐ-CP
- Các hợp đồng bắt buộc, không bắt buộc phải công chứng chứng thực
Quy định liên quan đến lệ phí công chứng, chứng thực:
- Thông tư 257/2015/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên
- Thông tư 111/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên
- Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực.
Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng:
- Quyết định 240/QĐ-TTg ban hành tiêu chí quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020
- Quyết định 250/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020”
- Quyết định 2104/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề cong chứng đến năm 2020”.
Trên đây là nội dung về Luật công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận