Công chứng là một trong những thủ tục quan trọng trong đời sống hiện nay với các vấn đề pháp lý được quy định tại Luật công chứng năm 2014.
Công chứng là một hoạt động quan trọng, một thể chế không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền. Thông qua hoạt động công chứng và các quy định hướng dẫn, điều chỉnh pháp luật trở thành hiện thực sinh động của đời sống xã hội, thành hành vi xử sự theo đúng pháp luật giúp cho người dân có thể tin tưởng. Các vấn đề pháp lý liên quan đến công chứng được Luật công chứng năm 2014 quy định cụ thể.
Nội dung Luật công chứng năm 2014
1. Công chứng là gì?
Khoản 1, Điều 2, Luật công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.
2. Nội dung chính của Luật công chứng năm 2014
Luật công chứng năm 2014 (Luật công chứng 53/2014/QH13) gồm 10 chương, với 81 điều.
- Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 7)
- Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, chức năng xã hội của công chứng viên, nguyên tắc hành nghề công chứng, giá trị pháp lý của văn bản công chứng, tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng và các hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II: Công chứng viên (từ Điều 8 đến Điều 17)
- Chương này quy định về tiêu chuẩn công chứng viên, đào tạo nghề công chứng, tập sự hành nghề công chứng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên.
- Chương III: Tổ chức hành nghề công chứng (từ Điều 18 đến Điều 33)
- Chương này quy định về việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng, tổ chức, hoạt động của hai loại hình tổ chức hành nghề công chứng, quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, trong đó có nhiều quy định mới về thay đổi thành viên hợp danh, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng, chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng…
- Chương IV: Hành nghề công chứng (từ Điều 34 đến Điều 39)
- Chương này quy định về hình thức hành nghề của công chứng viên, đăng ký hành nghề công chứng, Thẻ công chứng viên, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên.
- Chương V: Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch (từ Điều 40 đến Điều 61)
- Chương này quy định thủ tục chung về công chứng và thủ tục công chứng một số hợp đồng, giao dịch, công chứng bản dịch, nhận lưu giữ di chúc.
- Thủ tục chung về công chứng bao gồm thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn, công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo, phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản, thời hạn công chứng, địa điểm công chứng, chữ viết trong văn bản công chứng, lời chứng của công chứng viên…
- Chương VI: Cơ sở dữ liệu công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng (từ Điều 62 đến Điều 65)
- Chương này quy định về cơ sở dữ liệu công chứng, hồ sơ công chứng, chế độ lưu trữ hồ sơ công chứng và cấp bản sao văn bản công chứng.
- Chương VII: Phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác (từ Điều 66 đến Điều 68)
- Chương này quy định các vấn đề liên quan đến phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác.
- Chương VIII: Quản lý nhà nước về công chứng (từ Điều 69 đến Điều 70)
- Chương này quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về công chứng.
- Chương IX: Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp (từ Điều 71 đến Điều 76)
- Chương này quy định về xử lý vi phạm đối với các cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện việc công chứng hoặc có liên quan đến việc công chứng, bao gồm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng bất hợp pháp, người yêu cầu công chứng; quy định nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa người yêu cầu công chứng và công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng.
- Chương X: Điều khoản thi hành (từ Điều 77 đến Điều 81)
- Chương này quy định về việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của công chứng viên, việc công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, điều khoản chuyển tiếp, hiệu lực thi hành và trách nhiệm quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
3. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động công chứng hiện nay
Có thể kể đến một số vai trò của hoạt động công chứng bao gồm:
- Để phòng ngừa các tranh chấp, bảo đảm an toàn pháp lý cho các quan hệ giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại mà đương sự tham gia.
- Thông qua hoạt động công chứng và các quy định xung quanh nó, pháp luật trở nên gần với hiện thực hơn, dần trở thành hiện thực sinh động của đời sống xã hội.
- Văn bản công chứng là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phòng ngừa tranh chấp, tạo ra sự ổn định trong quan hệ dân sự, tài sản.
Như vậy, thông qua bài viết trên giúp quý khách hàng trả lời được câu hỏi về nội dung chính của Luật công chứng hiện hành. Có thể thấy rằng, việc công chứng giấy tờ, thủ tục công chứng theo quy định pháp luật là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong giao dịch, làm chứng cứ pháp luật. Khi có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này quý khách hàng liên hệ với ACC để nhận được thông tin mới nhất:
- Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận