Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân là gì? Tìm hiểu Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân

Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Vậy Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân là gì? Hãy cùng ACCt tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989

Chăn sóc sứ khỏe nhân dân

1. Thuộc tính văn bản

Số hiệu: 21-LCT/HĐNN8 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Võ Chí Công
Ngày ban hành: 30/06/1989 Ngày hiệu lực: 11/07/1989
Ngày công báo: 15/01/1992 Số công báo: Số 1
Tình trạng: Còn hiệu lực

2. Khái niệm luật bảo vệ sức khỏe nhân dân

Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 là đạo luật quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tố chức, cá nhân hữu quan và những biện pháp nhà nước áp dụng để bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.

Bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người.Bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người.

Với nhận thức sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn s hoá, xã hội và bảo vệ tổ quốc, ngày 30.6.1989, Quốc hội Khóa VIII đã thông qua Luật bảo vệ sức ˆ khoẻ nhân dân. Đây là văn bản luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân đầu tiên trong hệ thống pháp luật nước ta.

Luật gồm 55 điều được chia làm 11 chương với phạm vi điều chỉnh tương đối rộng, liên quan đến hoạt động của nhiều ngành như y tế, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, thể thao, phục hồi chức năng, điều dưỡng và kế hoạch hoá gia đình. Nhiều quy định của Luật thể hiện một tầm nhìn có tính chiến lược như quy định “bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân" mà không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành y tế. Bên cạnh ngành y tế thì ngành thể dục thể thao, ngành lao động thương binh xã hội cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Luật cũng quy định quyền của mọi công dân Việt Nam “được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ chuyên môn về y fể”. Luật còn quy định rõ chính sách phát triển nền y học Việt Nam rất nhất quán đó là phát triển đồng thời cả nền y học hiện đại và y học cổ truyền, không phân biệt, kì thị giữa hai nền y hoc đó. Luật còn quy định trách nhiệm của mọi tố chứ, cá nhân trong việc đảm bảo vệ sinh trong sinh hoat và lao động, vệ sinh công cộng, phòng và chống dịch bệnh. Luật cũng quy định rõ những chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với những đôi tượng cần được quan tâm đặc biệt trong công tác bảo vệ sức khoẻ như người cao tuổi, thương binh, bệnh binh, người tàn tật và đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em. Luật cũng đặc biệt quan tâm vấn đề quản lí nhà nước đối với việc sản xuất, cấp phép và lưu hành các loại dược phẩm trên thị trường. Những quy định có tính nguyên tắc của Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã được phát triển và cụ thể hoá hơn nữa trong các văn bản pháp luật được ban hành sau này, trong đó phải kể đến Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân (ngày 30.9.1993 và được thay thế bởi Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân ngày 25.02.2003), Bộ luật lao động (ngày 23.6.1994, được sửa đổi, bổ sung ngày 02.4.2002), Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt Sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (ngày 29.8.1994), Pháp lệnh phòng, chống virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (ngày 31.5.1995), Pháp lệnh người cao tuổi (ngày 28.4.2000), Pháp lệnh thể dục, thể thao (ngày 25.9.2000), Pháp lệnh dân số (ngày 09.01.2003), Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm (ngày 26.7.2003).

3. Tóm tắt Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khỏe.

1- Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế.

2- Bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe  nhân dân để giữ gìn sức khỏe cho mình và cho mọi người.

Nguyên tắc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khoẻ.

1- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục vệ sinh trong nhân dân; tiến hành các biện pháp dự phòng, cải tạo và làm sạch môi trường sống; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh lao động, vệ sinh lương thực, thực phẩm và nước uống theo quy định của Hội đồng bộ trngưở.

2- Mở rộng mạng lưới nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, cơ sở tập luyện thể dục thể thao; kết hợp lao động, học tập với nghỉ ngơi và giải trí; phát triển thể dục thể thao quần chúng để duy trì và phục hồi khả năng lao động.

3- Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển mạng lưới phòng, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp phát triển hệ thống y tế Nhà nước với y tế tập thể và y tế tư nhân.

4- Xây dựng nền y học Việt Nam kế thừa và phát triển nền y học, dược học cổ truyền dân tộc; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền dân tộc, nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của y học thế giới vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng các mũi nhọn khoa học y học, dược học Việt Nam.

Xử lý các vi phạm

Người nào có những hành vi sau đây thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng sẽ bị xứ lý kỷ luật, bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1- Vi phạm các quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, phòng và chống dịch, bệnh.

2- Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc và bán thuốc.

3- Vi phạm các quy định về vệ sinh lương thực, thực phẩm, vệ sinh lao động và các quy định khác của Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Ngoài những hình thức xử lý nói trên, người nào có hành vi vi phạm quy định tại các điểm 1, 2, 3 của Điều này nếu gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1989.

Trên đây là các thông tin về Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân là gì? Tìm hiểu Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo