Luật bảo vệ môi trường trong kinh doanh

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ 01/01/2022 gồm 16 chương, 171 điều; được bố cục lại so với Luật BVMT 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách BVMT khác. Vậy luật bảo vệ môi trường là gì? Luật bảo vệ môi trường trong kinh doanh. Hãy cùng  ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn đọc giả tham khảo.

Bảo vệ môi trường là gì? Các biện pháp bảo vệ môi trường
Luật bảo vệ môi trường trong kinh doanh

1. Luật bảo vệ môi trường là gì?

Luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ 01/01/2022 gồm: 16 chương, 171 điều.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 được bố cục lại so với Luật BVMT 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách BVMT khác.

2. Bảo vệ môi trường là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Luật bảo vệ môi trường trong kinh doanh

Từ khi hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường trong kinh doanh ra đời, nó dần trở thành công cụ chuẩn mực nhằm hướng đến những lợi ích của cộng đồng, lợi ích của xã hội và lợi ích của nhà nước bằng cách giúp con người thực hiện đầy đủ nghĩa vụ BVMT của mình bằng những biện pháp cụ thể. Trong đó sự xuất hiện của Luật Bảo vệ môi tường trong kinh doanh 2014 ra đời trở thành cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy nhanh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến môi trường.
Đối với doanh nghiệp, họ phải đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với môi trường. Tránh lãng phí thời gian tại sao bạn không thực hiện ngay từ giai đoạn bắt đầu. Nếu là doanh nghiệp sản xuất có phát sinh nước thải, khí thải với tải lượng lớn thì hãy xây dựng riêng cho mình HTXL chất thải phù hợp.
Thay đổi dây chuyền sản xuất, công nghệ lạc hậu và cũ kỹ bằng hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến với khả năng xử lý ưu việt. Ngoài ra, cần tính toán một cách chi tiết và tỉ mỉ mới có thể đảm bảo hệ thống được vận hành một cách ổn định và có hiệu quả nhất.
Và nếu doanh nghiệp, công ty bạn là chuyên về dịch vụ, thương mại, sản xuất hãy hoàn thiện hồ sơ môi trường trước tiên. Vì đó là những giấy tờ pháp lý quan trọng giúp dự án được phê duyệt và đi vào hoạt động chính thức. Như bạn biết đấy, hồ sơ môi trường không chỉ thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp mà đó là quyền lực chỉ thị và theo dõi trực tiếp của Nhà nước bằng những quy định pháp luật cụ thể.
Chủ động là cách tốt nhất giúp bạn chinh phục được mọi khó khăn, là cách rút ngắn con đường kinh doanh, là cách tiết kiệm thời gian giúp bạn tiếp cận gần hơn những thay đổi tích cực ấy. Cần ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, coi trọng tính hiệu quả trong việc khi thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cải thiện chất lượng môi trường và tăng cường năng lực quản lý môi trường.
Ngoài ra, sự phát triển của doanh nghiệp phải tôn trọng các quy định trong kinh doanh khác của pháp luật, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên, khuyến khích chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với sinh thái và xã hội ở từng vùng miền và khu vực cụ thể nhằm hướng đến xây dựng một cuộc sống xanh.

4. Quy định pháp luật bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp

Hiện nay pháp luật Việt Nam điều chỉnh các vấn đề về môi trường khá đầy đủ cả nội dung và hình thức, điều chỉnh tương đối chặt chẽ các thành tố tạo nên môi trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực này có Hiến pháp, Luật Bảo vệ tài nguyên và môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành, các nghị định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường,… Liên quan tới từng lĩnh vực có các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định nghĩa vụ bảo vệ môi trường đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai, Luật thuế tài nguyên môi trường, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật kinh doanh bất động sản,…

Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”. Trong tình hình kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao như hiện nay, nhờ các chính sách mở cửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, lớn mạnh của các doanh nghiệp. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều nhà máy, công trình đã và đang mọc lên trên mọi miền đất nước. Vì vậy, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Phát huy được vai trò của các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chính là giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về môi trường hiện nay.

Trên đây là bài viết về Luật bảo vệ môi trường trong kinh doanh mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo