Môi trường có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người, chính vì vậy bảo vệ môi trường luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trong khuôn khổ bài viết này, công ty luật ACC sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về Luật Bảo vệ Môi trường 52/2005/QH11
1. Khái quát chung về Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 và thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường.
Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Luật Bảo vệ Môi trường 52/2005/QH11 của Quốc Hội
2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
- Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
-Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường
Trong bảo vệ môi trường ngiêm cấm những hành vi sau đây:
- Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
- Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
- Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
- Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.
- Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.
- Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.
- Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Nội dung chính của Luật Bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có 136 điều khoản, quy định các nội dung chính sau đây:
- Quy định về tiêu chuẩn môi trường
- Quy định về đánh giá môi trường chiến lược
- Quy định về đánh giá tác động môi trường
- Quy định cam kết bảo vệ môi trường
- Quy định bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
- Quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Quy định bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư
- Quy định bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác
- Quy định về quản lý chất thải
- Quy định phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
- Quy định khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường
- Quy định về quan trắc và thông tin môi trường
- Quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường
- Quy định về hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường
- Quy định về thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường
Nội dung bài viết:
Bình luận