Sự tự nguyện của các bên là yếu tố được bảo vệ khi xác lập giao dịch dân sự. Tự nguyện có thể hiểu là tự do định đoạt ý chí, không bị ép buộc, dọa nạt, lừa dối và không bị người khác áp đặt ý chí. Vi phạm sự tự nguyện của chủ thể là vi phạm pháp luật, giao dịch dân sự thiếu sự tự nguyện sẽ không có hiệu lực. Một trong những hành vi có thể tác động vào sự tự nguyện của các bên trong giao dịch là sự lừa dối trong giao dịch dân sự. Vậy hành vi lừa dối này bị xử phạt như thế nào? Dưới đây là bài viết Xử phạt Hành vi Lừa dối trong giao dịch dân sự?

1. Giao dịch dân sự là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được định nghĩa như sau:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Trong đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015)
Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là sự thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: lập di chúc, hứa thưởng,..
2. Hình thức của giao dịch dân sự?
Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, các hình thức của giao dịch dân sự bao gồm:
- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
- Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
- Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
3. Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực
Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định (Ví dụ: hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực).
4. Lừa dối trong giao dịch dân sự là gì?
Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015, lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Cụ thể hơn, đó có thể là lừa dối về khả năng thực hiện giao dịch, điều kiện về tài sản, về chuyên môn, về kinh nghiệm của chủ thể giao dịch, đối tượng giao dịch không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hình thức, giá trị, số lượng, phạm vi công việc …
Sự lừa dối có thể đến từ một bên của giao dịch hoặc người thứ ba khiến cho một bên của giao dịch sẽ hình dung sai về đối tượng xác lập, gây thiệt hại cho bên bị lừa dối.
5. Hậu quả pháp lý của hành vi lừa dối trong giao dịch dân sự
Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, một trong những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực là chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
Như vậy, nếu như xuất hiện yếu tố không tự nguyện nói chung và hành vi lừa dối trong xác lập giao dịch dân sự nói riêng, giao dịch dân sự sẽ không có hiệu lực. Cụ thể hóa vấn đề này, Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng nêu rõ : “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”
Như vậy, trong trường hợp có sự lừa dối trong giao dịch dân sự, các bên có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch được xác lập đó là giao dịch vô hiệu.
6. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
- Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân theo quy định của pháp luật
7. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự là vô hiệu
- Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Tức là giao dịch bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép sẽ chỉ vô hiệu nếu có tuyên bố của Tòa án tuyên rằng giao dịch đó là vô hiệu.
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch này là vô hiệu là 02 năm kể từ thời điểm người bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị lừa dối hoặc người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép. Nếu như hết thời hạn 02 năm mà không có yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch là vô hiệu thì giao dịch dân sự sẽ có hiệu lực.
Để tránh bị rủi ro pháp lý trong việc xác lập hợp đồng, chúng ra phải tìm hiểu thật kỹ thông tin của của các bên giao dịch để chắc chắn việc giao dịch này là hoàn toàn hợp pháp, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi tham gia giao dịch. Ngoài ra, việc nhờ những chuyên gia, những người có kinh nghiệm pháp lý tư vấn, hỗ trợ trong việc xác lập hợp đồng là cách để giảm thiểu rủi ro pháp lý khi tham gia giao kết hợp đồng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Xử phạt Hành vi Lừa dối trong giao dịch dân sự? Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận