Lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi bỏ trốn thì bị xử lý như thế nào?
Author

Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC

Việc cập nhật các nội dung, thông tin mới nhất về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là một trong những điều cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hành vi này đang dần biến tướng một cách tinh vi hơn như hiện nay. Đây là hành vi phạm tội đáng bị xã hội lên án, đã và đang gây ra những tổn thất, thiệt hại không chỉ đối với cá nhân các nạn nhân, mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh, an toàn trật tự xã hội. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi bỏ trốn thì bị xử lý như thế nào?

 

Khách Thể Tội Lừa đảo Chiếm đoạt Tài Sản
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi bỏ trốn thì bị xử lý như thế nào?

1. Bỏ trốn sau khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Người đã thực hiện hành vi phạm tội (đủ yếu tố cấu thành hành vi phạm tội) mà bỏ trốn thì hành vi bỏ trốn này là trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, hành vi bỏ trốn không phải là dấu hiệu của tội phạm mà chỉ gây khó khăn cho việc xử lý vụ án.

Trường hợp này khác với trường hợp bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, là dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tức là nếu chưa bị coi là “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” thì chưa cấu thành tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Như vậy bỏ trốn sau khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội đã thực hiện xong hành vi phạm tội của mình rồi mới bỏ trốn để tránh sự trừng phạt của pháp luật.

2. Bỏ trốn sau khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có phải tình tiết tăng nặng không?

Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 không có điều khoản nào quy định: “người phạm tội bỏ trốn hoặc trốn truy nã là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” mà điểm p khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 đều không quy định “bỏ trốn nhằm trốn tránh pháp luật” mà chỉ quy định: “có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.

Theo Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội thì Tòa án nhân dân Tối cao thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các quy định về “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”, “giá trị lớn”, “giá trị rất lớn”, “giá trị đặc biệt lớn”; khi cần thiết, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các điều, khoản, điểm khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Do đó, Tòa án nhân dân Tối cao nên hướng dẫn trường hợp sau khi phạm tội mà bỏ trốn phải coi là “dùng thủ đoạn xảo quyệt nhằm trốn tránh pháp luật”. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm và cũng phù hợp với cuộc sống.

3. Trách nhiệm hình sự với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là nội dung về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi bỏ trốn thì bị xử lý như thế nào? Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (2.201 lượt)

    Liên hệ với chúng tôi

    Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay

    tu-van-vien-2

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần báo phí không được để trống

    Bài viết liên quan:

    thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-tai-da-nang-4

    Establish a company in Japan

    To set up a company in Japan, you will need to follow these general steps: 1. Determine the type of company: Decide on the type of company you want to establish. Common options in Japan include a ...

    Lượt xem: 3.049

    thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-tai-da-nang-4

    Set up a food company

    To set up a food company, you will need to follow these steps: 1. Research and Planning: - Identify the type of food company you want to establish, such as a restaurant, food manufacturing, catering, ...

    Lượt xem: 1.554

    thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-tai-da-nang-4

    What is the establishment license number?

    1. What is the concept of a business registration license number? The business registration license number is the identification number assigned to a company or individual business registration. ...

    Lượt xem: 1.356

    thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-tai-da-nang-4

    Package of setting up a company in HCMC

    Setting up a company in Ho Chi Minh City, Vietnam involves several steps and requirements. While the specific details may vary depending on the type of company and other factors, here is a general ...

    Lượt xem: 3.790

    thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-tai-da-nang-4

    Business establishment procedures in 2022

    The specific business establishment procedures can vary depending on the country and jurisdiction in which you plan to establish your business. However, here is a general overview of the steps ...

    Lượt xem: 1.915

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo
    Chat Ngay
    Hotline Tổng đài WhatsApp Zalo báo giá' Chat Zalo