Trong doanh nghiệp, khi đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn, chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần luôn là một trong những vấn đề đầu tiên và quan trọng mà các nhà lãnh đạo hướng đến. Hơn thế nữa, chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần còn giúp nhận diện lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp so với những đối thủ khác trong ngành. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người băn khoăn về câu hỏi Lợi nhuận trên vốn cổ phần là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh câu hỏi trên một cách đầy đủ nhất.
Lợi nhuận trên vốn cổ phần là gì?
1. Vốn cổ phần là gì?
Trước tiên, để hiểu rõ lợi nhuận trên vốn cổ phần là gì, ta cần định nghĩa vốn cổ phần là gì?
Có thể hiểu đơn giản như sau: Khi doanh nghiệp đang phát triển tốt, họ cần thêm nguồn vốn để thực hiện các hoạt động phát triển. Họ phát hành cổ phiếu để huy động nguồn vốn cho các hoạt động trong doanh nghiệp.
Vốn cổ phần có tên tiếng Anh là Share capital. Đây là phần tiền mà các công ty huy động được qua việc phát hành cổ phiếu. Các loại cổ phiếu này có thể là cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu ưu đãi. Vốn cổ phần của một công ty có thể thay đổi theo thời gian nếu doanh nghiệp có thêm các đợt phát hành mới. Tuy nhiên, đây vẫn là nguồn vốn kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Chứng khoán 2019 thì: Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng
2. Lợi nhuận trên vốn cổ phần là gì?
Lợi nhuận trên vốn cổn phần hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Return On Equity (ROE) có nghĩa là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Chỉ số này phản ánh cả chỉ tiêu về lợi nhuận, được thể hiện trên Báo cáo Kết quả kinh doanh và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân, trên Bảng cân đối kế toán.
Để hiểu rõ hơn về lợi nhuận trên vốn cổn phần là gì, bạn đọc có thể tham khảo bài viết Lợi nhuận độc quyền (monopoly profit) là gì? để có cái nhìn tổng quát về vấn đề trên.
3. Cách xác định chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần
Công thức tổng quát tính chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE)
Ví dụ:
Doanh nghiệp X dựa vào bảng cân đối kế toán cuối kỳ này:
Lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này là: 10.000.000đ. Tổng giá trị vốn chủ sở hữu đầu kỳ là: 100.000.000đ
ROE = 10.000.000/100.000.000 = 0,1 hay 10%
Điều này có nghĩa là 0,1 đồng lợi nhuận ròng đạt được từ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra. Doanh nghiệp thường dùng chỉ số này để so sánh mức sinh lời từng quý của một doanh nghiệp hoặc của các doanh nghiệp khác nhau.
4. Ý nghĩa của lợi nhuận trên vốn cổ phần
Từ những khái quát trên, ta có thể rút ra ý nghĩa của chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần như sau:
- Thể hiện được số vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu lợi nhuận.
- Một doanh nghiệp có chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần ổn định ở mức cao, có thể được xem như một dấu hiệu cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả.
Tuy nhiên, để có thể kết luận chỉ số này cao hay thấp, bao nhiêu là hợp lý (tốt hay xấu), ta cần phải phân tích sâu hơn.
Cụ thể:
- Chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần của 1 doanh nghiệp là cao hay thấp sẽ phụ thuộc tương đối (relative) vào mức độ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Chẳng hạn, với ngành mang tính phòng thủ cao như ngành Hàng tiêu dùng sẽ có chỉ số này thông thường sẽ ở mức 15.4%. Hay với với ngành Công nghệ thông tin, có quy mô tài sản tương đối nhỏ so với doanh thu thì chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần trung bình vào khoảng 22% hoặc lớn hơn.
5. Những câu hỏi liên quan về lợi nhuận trên vốn cổ phần
Vốn điều lệ là gì?
- Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 đã giải thích cụ thể về khái niệm vốn điều lệ là gì như sau: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Vốn điều lệ bao nhiêu là đủ?
- Hiện nay, Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định mức vốn điều lệ cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Tùy vào khả năng kinh tế của chủ sở hữu và mục đích hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tự quyết định mức vốn điều lệ cụ thể. Thông thường doanh nghiệp sẽ xem xét đến các yếu tố sau để quyết định vốn điều lệ:
- Khả năng tài chính của chủ sở hữu.
- Phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí hoạt động thực tế của doanh nghiệp sau khi thành lập;
- Dự án kinh doanh ký kết với đối tác…
Dịch vụ tư vấn tại ACC
- Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.
Trên đây là những thông tin mà ACC muốn chia sẻ đến độc giả về lợi nhuận trên vốn cổ phần là gì? Mong rằng, những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cách tính lợi nhuận trên vốn cổn phần và ý nghĩa của nó trong doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hay cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp. Ngoài ra, liên quan đến bài đọc trên độc giả có thể tham khảo bài viết Lãi Cơ Bản Trên Cổ Phiếu Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC và Cơ cấu vốn là gì? Điều chỉnh cơ cấu vốn như thế nào?
Nội dung bài viết:
Bình luận