Lợi nhuận gộp là gì? Công thức tính lợi nhuận gộp

Là một công ty luật với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tài chính và kế toán, ACC nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu rõ các chỉ số tài chính, đặc biệt là lợi nhuận gộp, đối với doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về khái niệm lợi nhuận gộp là gì, công thức tính lợi nhuận gộp và ý nghĩa của nó đối với hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận gộp là gì? Công thức tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là gì? Công thức tính lợi nhuận gộp

1. Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp trong tiếng Anh là Gross profit.

Lợi nhuận gộp hay còn được gọi là lãi gộp là tổng lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ đi mọi chi phí liên quan đến sản xuất và bán sản phẩm hoặc các chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty. Dựa vào chỉ số lợi nhuận gộp có thể xác định mức độ hiệu quả của các chiến lược kinh doanh, qua đó đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản thì nó chính là lợi nhuận bán hàng hoặc tổng thu nhập của công ty khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nào đó. Nếu lợi nhuận gộp tăng, điều này có thể cho thấy công ty đang quản lý chi phí sản xuất hiệu quả hoặc có thể đang có chiến lược giá bán tốt. Ngược lại, lợi nhuận gộp bị giảm có thể là dấu hiệu của các vấn đề trong quá trình sản xuất hoặc chiến lược giá.

2. Đặc điểm của lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp được coi là "thước đo thành công" của mỗi doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ cho biết hiệu quả sử dụng lao động và nguyên vật liệu của doanh nghiệp trong việc sản xuất các dịch vụ, hàng hóa.

Thông qua số liệu lợi nhuận gộp, các nhà đầu tư sẽ xem xét và đánh giá mức độ rủi ro trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Ở mỗi giai đoạn, chi phí sẽ khác nhau, số liệu thống kê cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Các chi phí thay đổi làm ảnh hưởng đến mức lợi nhuận gộp bao gồm:

  • Chi phí cho nguồn nhân lực
  • Chi phí cho nguyên liệu sản xuất, chi phí vận chuyển
  • Chi phí hao hụt trong quá trình sản xuất
  • Chi phí xuất nhập kho
  • Chi phí thẻ tín dụng khi khách mua sản phẩm/ dịch vụ bằng thẻ
  • Khấu hao các thiết bị trên thời gian sử dụng
  • Phí hoa hồng cho các nhân viên bán hàng.

Lợi nhuận gộp sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan về thu nhập và là cơ sở để đánh giá được hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng lao động và những nguồn vật tư của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch, chiến lược để xây dựng và phát triển.

3. Công thức tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Những số liệu này có thể được tìm thấy trên báo cáo thu nhập của công ty.

- Áp dụng công thức sau để tính lãi gộp:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán (COGS)

Trong đó:

Doanh thu thuần là toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp từ việc bán hàng và cung cấp sản phẩm dịch vụ. Tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Các khoản giảm trừ doanh thu có thể kể đến như thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ và một số khoản chiết khấu, khoản giảm giá, hàng đổi trả…

Giá vốn hàng bán là chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất, chi phí kho hàng - bến bãi, chi phí quảng bá sản phẩm/dịch vụ… tức là mọi chia phí liên quan đến hàng hoá dịch vụ.

Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ doanh thu

Ví dụ: Doanh nghiệp của một Doanh nghiệp ABC là 200.000.000 VNĐ. Giả sử chi phí hàng hóa bao gồm 50.000.000 VNĐ cho nguyên liệu và vật tư, chi phí trả cho người lao động là 50.000.000 VNĐ chi phí trả cho người lao động. Lợi nhuận gộp của công ty được tính như sau:

Lợi nhuận gộp được tính như sau: 100.000.000 - (50.000.000 + 50.000.000 đồng) = 100.000.000 NVĐ

Vậy Doanh nghiệp ABC có mức lãi gộp là 100.000.000 VNĐ, đây là kết quả sau khi trừ đi giá vốn bán hàng.

4. Ý nghĩa lợi nhuận gộp

  • Thông qua lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, quá trình sản xuất, kinh doanh bao gồm nhiều thành phần, nhiều khâu, do đó công ty phải hết sức cẩn thận và kỹ lưỡng khi tính toán lợi nhuận gộp, tránh nhầm lẫn giữa lãi và lỗ
  • Nếu là những tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, kinh doanh chưa có cơ cấu tổ chức và tính toán rõ ràng. Thì việc ghi chú lại cụ thể từng loại chi phí, vai trò của chúng là rất cần thiết, bởi nó giúp người kinh doanh đánh giá chính xác tình hình hoạt động của tổ chức đó. Từ đó giúp kiểm soát chi phí và đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn
  • Lợi nhuận gộp được xem là thước đo thành công của một doanh nghiệp, do đó nó tác động rất lớn đến quyết định mở rộng quy mô. Bằng các số liệu thu thập được, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân phối phù hợp các loại chi phí, kiểm soát tốt lợi nhuận gộp, từ đó có thể thu hút các nhà đầu tư.
  • Đây cũng là cơ sở để đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận gộp cao hơn các đối thủ cùng ngành, điều này cho thấy sức khỏe tài chính đang rất tốt.

5. Lợi nhuận gộp khác với lợi nhuận ròng như thế nào?

Phân biệt

Lợi nhuận gộp (Gross Profit)

Lợi nhuận ròng (Net Profit)

Định nghĩa

Số tiền còn lại sau khi trừ đi giá vốn hàng hóa từ doanh thu thuần

Số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh từ doanh thu bán hàng.

Công thức

Doanh thu thuần - Giá vốn bán hàng = Lợi nhuận gộp

Doanh thu - Tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận ròng

Ý nghĩa

Cho biết số tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí sản xuất hàng hoá/ dịch vụ.

Cho biết số tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Mức độ quan trọng

Quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất và giá cả sản phẩm.

Quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Tính chất

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

6. Câu hỏi thường gặp:

6.1. Lợi nhuận gộp là lợi nhuận hoạt động đúng không ?

Sai. Lợi nhuận gộp không nên nhầm lẫn với lợi nhuận hoạt động, còn được gọi là thu nhập trước lãi và thuế (EBIT), là lợi nhuận của công ty trước khi lãi và thuế được tính vào. Lợi nhuận hoạt động được tính bằng cách trừ chi phí hoạt động từ lợi nhuận gộp.

6.2. Lợi nhuận gộp có thể đánh giá được lĩnh vực kinh doanh đang có thật sự đi đúng hướng hay không?

Đúng. Lợi nhuận gộp có thể là một chỉ số quan trọng để đánh giá liệu lĩnh vực kinh doanh đang phát triển có đi đúng hướng hay không. Nếu lợi nhuận gộp tăng lên, điều này có thể chỉ ra rằng lĩnh vực kinh doanh đang tạo ra giá trị cao hơn từ sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, và có thể tiếp tục đầu tư vào đó. Ngược lại, nếu lợi nhuận gộp giảm đi, điều này có thể gợi ý rằng cần phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh hoặc tìm ra các cơ hội mới để cải thiện hiệu suất kinh doanh.

6.3. Lợi nhuận gộp có thể áp dụng cho tất cả các công ty và ngành nghề?

Sai. Lợi nhuận gộp có thể có những hạn chế vì nó không áp dụng cho tất cả các công ty và ngành nghề. Nó thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty sản xuất hoặc bán lẻ, trong khi các công ty dịch vụ thường không sử dụng lợi nhuận gộp để đo lường hiệu suất. Điều này là do tính chất khác nhau của các ngành nghề và mức độ phức tạp của cấu trúc giá thành.

Chúng tôi hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về khái niệm lợi nhuận gộp, cách tính toán và ứng dụng nó trong hoạt động kinh doanh của mình. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn, xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi tại công ty luật ACC.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (840 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo