Triết học được xem là một hoạt động mà con người thực hiện khi họ tìm cách hiểu những chân lý cơ bản về bản thân, thế giới mà họ đang sống, và các mối quan với nhau. Triết học phương Tây hiện đại từ lâu đã du nhập vào Việt Nam và có vai trò rất lớn trong phát triển tư duy và sản xuất. Viết lời mở đầu tiểu luận triết học có quá khó như bạn nghĩ? Bạn loay hoay khi không biết xưng hô ra sao và sắp xếp câu từ như thế nào cho chuẩn và gây được nhiều cảm tình với thầy cô? Chắc chắn, những tips dưới đây sẽ không làm bạn thất vọng.

Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học ấn tượng
1. Vai trò của lời mở đầu tiểu luận triết học
Lời mở đầu tiểu luận triết học là phần cực kỳ quan trọng bởi bạn sẽ cần giới thiệu đề tài bài tiểu luận một cách khái quát nhất và truyền tải thông điệp tới người đọc. Phương pháp luận trong phần lời mở đầu sẽ là tổng - phân - hợp.
Trước tiên, bạn sẽ dẫn dắt vào đề tài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Tiếp theo, sau khi dẫn dắt và giới thiệu đề tài, bạn sẽ cần phân tích sơ bộ đề tài. Bằng cách nào? Đó là đưa ra ví dụ một cách chung chung, một ví dụ mà gắn bó với cuộc sống một cách chân thực nhất.
Sau khi đã đưa ra ví dụ, bạn sẽ tổng hợp lại nội dung đề tài. Việc tổng hợp cần có nhiệm vụ làm tỉnh thức suy nghĩ và tâm trí của người đọc.
Độ dài của lời mở đầu không có quy định chung nào. Thông thường, sẽ rơi vào 200 chữ. Đây là một con số đảm bảo độ sâu sắc cho lời mở đầu tiểu luận triết học.
2. Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học tham khảo
Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học 1
Đề tài: Con người và các mối quan hệ
Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ một nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, ruộng đất canh tác bình quân đầu người thấp,tài nguyên khoáng sản tuy đa dạng phong phú, song trữ lượng không lớn như nhiều nước khác, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nghèo, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế, khoa học, kỹ thuật so với các nước phát triển. Vì vậy, nền kinh tế muốn phát triển nhanh, mạnh và bền vững, thì phải phát huy tốt mọi nguồn lực, nhưng quan trọng nhất là phải biết phát huy nguồn lực con người.
Ngày nay, nhiều nước đang tiến vào làn sóng văn minh mới, với nền sản xuất hiện đại, khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Nhiều nước cách đây mấy chục năm có điểm xuất phát thấp hơn Việt Nam, nhưng họ đã phát triển nhanh chóng nhờ có chiến lược phù hợp, có những chính sách khôn ngoan, năng động. Nhiều quốc gia vốn cùng nghèo về tài nguyên khoáng sản, nhưng nhờ biết phát huy yếu tố con người, đặt con người ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, nên đã vươn lên đuổi kịp và vượt các nước khác.
Do lần đầu viết một bài tiểu luận mang tính chất khoa học nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự giúp đỡ đóng góp của thầy cô trong khoa.
Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học 2
Đề tài: Biện chứng duy vật
Nhận thức, tư duy con người có quan hệ như thế nào với thế giới xung quanh? Con người có khả năng nhận thức được thế giới hiện thức hay không? Mà khi con người nhận thức được thế giới xung quanh thì việc áp dụng các hiểu biết đó vào thực tiễn như thế nào? Đây là một trong hai vấn đề cơ bản của triết học.
Trong triết học Mác - Lênin, phép biện chứng duy vật được coi là phương pháp luận chung nhất của mọi hoạt động thực tiễn, giúp con người nhận thức được thế giới.
Vậy phép biện chứng là gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người?
Chúng ta hãy xem xét các vấn đề này ở dưới đây trong các khía cạnh, để hiểu thêm về phương pháp biện chứng và biện chứng duy vật.
Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học 3
Đề tài: Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết học
Biện chứng và siêu hình là hai phương pháp tư duy trái ngược nhau trong triết học. Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái đứng im, không vận động, tách rời cô lập và tách biệt nhau. Cách xem xét cho chúng ta nhìn thấy sự tồn tại của sự vật hiện tượng ở trạng thái đứng im tương đối, nhưng nếu tuyệt đối hoá phương pháp này sẽ dẫn đến sai lầm phủ nhận sự phát triển, không nhận thấy mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Trong khi đó trái lại, phương pháp biện chứng là: là phương pháp xem xét những sự vật hiện tượng và những phản ánh của chúng vào tư duy, chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại của chúng, trong sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng".
Trong lịch sử triết học có những thời gian, tư duy siêu hình chiếm ưu thế so với tư duy biện chứng. Nhưng xét trong toàn bộ lịch sử triết học, thì phép biện chứng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần xã hội. Phép biện chứng là một khoa học triết học, vì vậy nó cũng phát triển từ thấp tới cao mà đỉnh cao là phép biện chứng duy vật Mác - xít của triết học Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đánh giá cao phép biện chứng, nhất là phép biện chứng duy vật, coi đó là một công cụ tư duy sắc bén để đấu tranh với thuyết không thể biết, tư duy siêu hình, củng cố niềm tin vào sức mạnh và khả năng của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Việc nghiên cứu lịch sử phát triển của phép biện chứng sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn bản chất của phép biện chứng và sự phát triển của tư duy biện chứng của nhân loại. Xuất phát từ mục đích đó, tôi chọn đề tài tiểu luận về: lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết học, để nghiên cứu.
Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học 4
Đề tài: Phân tích những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật trước Mác
Lịch sử Triết học là một phần học trong chương trình môn Triết học Mác - Lênin ở các trường Đại học và Cao đẳng giúp người học nắm được quá trình hình thành phân tích những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của tư duy triết học nhân loại, đồng thời nhận thấy rõ sự ra đời của phát triển của triết học Mác - Lênin là một tất yếu hợp quy luật chứ không phải là một trào lưu biệt lập nằm ngoài dòng chảy của văn minh nhân loại.
Hạt nhân lý luận trong Triết học Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng là những phát sinh lớn nhất của Mác - Ăngghen và được Lênin kế tục phát triển, là cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho hoạt động của các Đảng Cộng sản. Tuy nhiên không phải Mác - Ăngghen xây dựng nên chúng từ mảnh đất không mà phải chọn lựa kế thừa những tư tưởng tiến bộ trong lịch sử phát triển trước đó. Vậy quá trình phát triển của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng diễn ra như thế nào. Điều đó tôi sẽ làm sáng tỏ trong nội dung bài tiểu luận với đề tài: "Phân tích những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật trước Mác".
Mặc dù tôi đã cố gắng tìm tòi với tinh thần trách nhiệm, song do mới tiếp xúc với triết học, kiến thức còn nhiều hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy chủ nhiệm bộ môn cùng các bạn đọc góp ý bổ sung để tôi có thể hoàn thiện thêm kiến thức của mình.
Tôi xin cảm ơn!
Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học 5
Đề tài: Lý luận về con người và vấn đề về đào tạo nguồn lực con người trong sự nghiệp
Xã hội loài người đã tồn tại, phát triển và trải qua các hình thái kinh tế và luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất. Hay sản xuất ra của cải vật chất là nền tảng của đời sống xã hội. Nếu ngừng lao động sản xuất ra của cải vật chất thì sự sống trên toàn cầu bị huỷ diệt.Bên cạnh đó sản xuất vật chất còn là nền tảng hình thành tất cả các quan hệ xã hội và đời sống tinh thần của hội .Qua đó ta thấy được tầm quan trọng to lớn của kinh tế trong sự tồn tại và phát triển của xã hội bởi vì kinh tế chính là kết quả của quá trình lao động sản xuất của cải ,vật chất. Không vượt khỏi quy luật khách quan, nền kinh tế nước ta cũng là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của đất nước ta .
Tháng 12 năm 1986, đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp và đề ra đường lối đổi mới kinh tế. Đó là chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hơn 10 năm qua, việc chuyển đổi kinh tế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội. Chính vì lý do đó mà em quyết định chọn đề tài trên cho bài tiểu luận này: "Vận dụng quan điểm trong triết học Mác - Lênin để phân tích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam"
Trên đây là khái quát chung cho cách viết lời mở đầu tiểu luận triết học mà ACC dành cho bạn. Với hướng dẫn trên, chắc hẳn, bạn cũng đã hình dung cho mình cách viết lời mở đầu rõ ràng, chặt chẽ và chau chuốt, đảm bảo được tính thuyết phục và tính hấp dẫn.
Chúc bạn thành công với bài tiểu luận triết học của mình!
Nội dung bài viết:
Bình luận