Cách viết lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị

Việc nghiên cứu và thực hiện tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học là một điều bắt buộc dành cho mọi bạn sinh viên nếu muốn hoàn thành học phần này.Và thông qua bài tiểu luận, giảng viên sẽ có đánh giá khách quan về những gì sinh viên đã tiếp thu trên giảng đường và khả năng tổng hợp kiến thức. Chính vì vậy, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn về Cách viết lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị. Mời các bạn cùng đọc bài dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé. 
220px-Karl_Marx%2C_1875

1.Khái quát về đề tài tiểu luận kinh tế chính trị 

Tương tự như các môn học khác, mục đích của viết tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học là đánh giá khả năng học tập và vận dụng các kiến thức môn học vào trong thực tiễn cuộc sống hay trong bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước hiện nay. Đối với môn chủ nghĩa xã hội khoa học cũng vậy, bạn đọc có thể lên ý tưởng đề tài tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học bám sát vào khung chương trình, nội dung của môn học. Theo như giáo trình môn học này, để hoàn thành môn học, người học sẽ học qua 07 chương: 
  • Chương 1: Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học: Đề cập đến sự ra đời và các giai đoạn phát triển của của chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Nội dung của chương này đề cập đến quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân nói chung và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
  • Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Nội dung chính là khái niệm, điều kiện ra đời, những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội, của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và quá độ lên CNXH ở Việt Nam
  • Chương 4: Sự ra đời phát triển của dân chủ, dân chủ XHCN và dân chủ XHCN ở Việt Nam
  • Chương 5: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên CNXH. Ở chương này, người học tập trung tìm hiểu các nội dung chính là khái niệm, sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu - xã hội giai cấp trong thời kì quá độ lên CNXH; Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên CNXH và cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
  • Chương 6: Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong quá trình quá độ lên CNXH. Nội dung chính: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kì quá độ lên CNXH; Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam.
  • Chương 7: Vấn đề gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH. Các nội dung của chương này bao gồm: Khái niệm, vị trí, chức năng của gia đình; Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH và xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên CNXH. 
Từ những nội dung chính này, ta có thể lựa chọn các đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về:
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về gia đình
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về dân tộc
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về dân chủ
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về tôn giáo
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về chủ nghĩa xã hội
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về thời kì quá độ
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về giai cấp công nhân
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về liên minh giai cấp

2.Các mẫu lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị

Sau đây là một số mẫu mời các bạn kham khảo: 

2.1.Lời mở đầu tiểu luận Kinh tế chính trị về hàng hóa

Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người (hình thái công xã nguyên thủy), mọi hoạt động sản xuất xã hội đều mang tính tự cung tự cấp. Nhu cầu của con người thời đó bị gói gọn trong một giới hạn nhất định, do sự hạn chế của lực lượng sản xuất. Chỉ đến khi lực lượng sản xuất dần phát triển và đạt được những thành tựu nhất định, nhu cầu của con người mới được đáp ứng ngày càng nhiều hơn. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng là nhân tố dẫn đến đến sự thay đổi hình thái kinh tế, từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, và phát triển nhất chính là nền kinh tế thị trường. 
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về hàng hóa của con người được đáp ứng tối đa, với số lượng hàng hóa khổng lồ. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường vẫn luôn tồn tại những hạn chế nhất định, đặc biệt là trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Tư bản chủ nghĩa xem lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu, dẫn đến quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ, tạo ra sự phân hóa xã hội sâu sắc. Điều này đã được Mác-Ăngghen phân tích trong quá trình nghiên cứu về các hình thái kinh tế xã hội: “Tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội hoàn thiện hơn, Đó là nơi mà con người có quyền tự do, văn minh, xã hội công bằng, nền kinh tế phát triển bền vững – chế độ xã hội chủ nghĩa. 
Từ sau khi đất nước được giải phóng hoàn toàn, Đảng ta đã xác định đưa đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Việc thành lập Đại hội Đảng lần thứ VI được xem là bước ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của nước ta. Theo đó, việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước là chủ chương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 
Đến nay, sau hơn 30 năm thực thực hiện đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài tiểu luận: “Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và những ưu thế của sản xuất hàng hóa. Liên hệ với thực tiễn nền kinh tế Việt Nam” để nghiên cứu trong học phần kinh tế chính trị Mác-Lênin của mình.

2.2.Lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị về giá trị thặng dư

Kinh tế chính trị Mác-Lênin có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển  đời sống xã hội. Đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, yêu cầu học tập, nghiên cứu kinh tế chính trị Mác-Lênin càng được trú trọng hơn, nhằm khắc phục những lạc hậu về lý luận kinh tế, sự giáo điều, tách rời lý luận với cuộc sống, góp phần quan trọng hình thành tư duy kinh tế mới. 
Nước ta đang xây dựng và phát triển nền theo hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là nền kinh tế luôn gắn liền với những phạm trù và quy luật kinh tế nhất định. Trong đó có phạm trù giá trị thặng dư hay nói cách khác, “sự tồn tại giá trị thặng dư là một yếu tố tất yếu khách quan ở Việt Nam, khi mà ở Việt Nam ta đang hướng tới nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Tuy nhiên hiện nay, đất nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trong chừng mực nào đó vẫn tồn tại thành kiến đối với một số thành phần kinh tế như tư nhân, tư bản,…, coi các thành phần kinh tế này là chế độ bóc lột. Những nhận thức này không chỉ xảy ra với một số cán bộ cấp cao, đảng viên làm công tác quản lý trong bộ máy nhà nước, mà còn xảy ra đối với những người trực tiếp làm kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay. Mà theo lý luận của Mác, thì vấn đề bóc lột liên quan trực tiếp đến giá trị thặng dư. Vì thế việc nghiên cứu, tìm hiểu về chất và lượng của giá trị thặng dư sẽ giúp chúng ta có những nhận thức đúng đắn về con đường đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam mà Đảng và nhà nước ta đã chọn. 
Với kiến thức mà em đã tìm hiểu được, bài tiểu luận sẽ nêu ra những nội dung cơ bản của “giá trị thặng dư , cùng một vài ý nghĩa thực tiễn rút ra được khi nghiên cứu vấn đề này. Bên cạnh đó là một số ý kiến để việc vận dụng giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

2.3.Lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị Công nghiệp hóa hiện đại hóa

Tại hội nghị đại biểu toàn quốc, Ban chấp hành trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1990) đã nhận định rằng: “Mặc dù còn nhiều yếu kém phải khắc phục, nhưng những thành tựu quan trọng đã đạt được, đã và đang tạo ra những tiền đề để đưa đất nước sang một thời kỳ phát triển mới, đẩy tới một bước gần hơn đến sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ giúp chúng ta có thêm động lực để tăng trưởng nhanh với tốc độ phát triển vượt bậc. Không những thế, nhờ có hiện đại hoá mà chúng ta có điều kiện đi tắt, có bài toán tổng hợp để giải bài toán phát triển đất nước. Việc nghiên cứu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong nền kinh tế là một vấn đề bức xúc, nóng bỏng trong nhiều năm nay. Công cuộc được đông đảo các nhà nghiên cứu, trong đó có cả đội ngũ sinh viên quan tâm. Nghiên cứu nhằm có những nhận thức rõ ràng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực trong nước, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ quốc tế để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá. 
Cùng với sự nỗ lực, cố gắng chung của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, là một công dân của đất nước, em mong muốn góp phần nhỏ bé của mình để nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công nghiệp hoá – hiện đại hoá tại Việt Nam. Do đó, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra tại Việt Nam.”

2.4. Lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin

Kinh tế chính trị Mác- Lênin có vai trò quan trọng trong việc phát triển đời sống xã hội không chỉ với nước ta mà trên toàn thế giới. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc học tập và nghiên cứu kinh tế chính trị Mác- Lênin càng được chú trọng nhằm khắc phục những lạc hậu trong tư duy về những lý luận kinh tế, sự giáo điều tách rời lý luận với cuộc sống, góp phần hình thành nên tư duy kinh tế mới cho người lao động.
Hiện nay, nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó những kiến thức của kinh tế chính trị đưa ra là cực kỳ cần thiết đối với việc quản lý nền kinh tế vĩ mô, quản lý xã hội, quản lý kinh doanh và các tầng lớp dân cư. Việc nắm vững và hiểu rõ về kinh tế chính trị sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập các môn khoa học kinh tế khác. Bởi các môn kinh tế cơ bản đề phụ thuộc vào những phạm trù kinh tế và quy luật mà Mác- Lênin đã nêu ra.
Do đó, trong bài tiểu luận của mình, em đã đi nghiên cứu về kinh tế chính trị Mác- Lênin. Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều vấn đề phức tạp, nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn.

2.5.Lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị về tiền tệ và chính sách tiền tệ

Kể từ khi đất nước hoàn toàn độc lập đến nay, nhà nước ta không ngừng cải cách để phát triển nền kinh tế, nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, kinh tế nước ta đã dần đi lên nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay. Chính sách kinh tế cũng từng bước được đổi mới. Bằng việc vận dụng những chính sách tài khóa, tiền tệ… nhà nước đã kiểm soát tốt nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta từ đó cũng đạt được mức tăng trưởng đáng ghi nhận.
Chính sách tiền tệ nói riêng, cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nói chung là những công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý và phát triển nền kinh tế. Việc tạo ra những chính sách tiền tệ áp dụng phần lớn những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. 
Tuy nhiên, việc vận dụng những lý luận đó không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi các nhà hoạch định và điều hành chính sách cần phải nghiên cứu kỹ càng, phát hiện ra những hạn chế của nền kinh tế, từ đó vận dụng chính sách tiền tệ đúng thời điểm và phù hợp với giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế nước nhà.
Bài tiểu luận với chủ đề “Lý luận về tiền tệ của chủ nghĩa Mác – LêNin và ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ đối với việc xây dựng chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề nêu trên.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo