Lợi ích từ bảo hiểm y tế

Vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động. Tuy nhiên vấn đề này cũng khá là phức tạo. Để có thể hiểu rõ về vấn đề Lợi ích từ bảo hiểm y tế thì ACC mời quý khách hàng theo dõi bài viết của ACC Group dưới đây.

Loi-ich-tu-bao-hiem-y-te

Lợi ích từ bảo hiểm y tế

1. bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. 

Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.

2. Lợi ích từ bảo hiểm y tế

- Được cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH.

- Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường hoặc cơ sở y tế theo quy định.

- Được chi trả chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng.

- Được lựa chọn và thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu theo quy định vào tháng đầu mỗi quý.

- Được cơ quan BHXH tư vấn, hỗ trợ, giải đáp về BHYT.

- Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.

3. Đối tượng bắt buộc tham gia BHYT

Căn cứ theo quy định tại chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP, có 06 đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT, bao gồm:

  • Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
  • Nhóm 2: Nhóm do cơ quan BHXH đóng.
  • Nhóm 3: Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.
  • Nhóm 4: Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
  • Nhóm 5: Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.
  • Nhóm 6: Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

4. Mức đóng BHYT được quy định như thế nào?

Trừ các đối tượng được tham gia BHYT miễn phí đề cập ở phần trước, những người khác khi tham gia BHYT đều phải đóng một mức nhất định.

4.1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

Căn cứ Điều 18 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.

4.2. Nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

Căn cứ khoản 10,11,12 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng hàng tháng của từng đối tượng như sau:

  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp do ngân sách nhà nước đóng:

Mức đóng tối đa/tháng = 30% x 4,5% x Mức lương cơ sở

  • – Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục:

Mức đóng tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở

  • – Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình:

Mức đóng tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở

4.3. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình

Cũng theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng BHYT của những người tham gia theo hình thức hộ gia đình được quy định như sau:

  • Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
  • Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
  • Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
  • Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
  • Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

5. Công ty Luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Lợi ích từ bảo hiểm y tế mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (305 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo