Mã số mã vạch chắc hẳn đã trở nên rất quen thuộc với mọi người, xuất hiện trên hầu hết bao bì sản phẩm hàng hóa. Quy định pháp luật về mã vạch và lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch sẽ được ACC gửi gắm qua bài viết sau:
1.Tổng quan về mã số mã vạch
Trước khi trình bày về các lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch, ACC xin gửi tới quý khách những kiến thức cơ bản về mã số mã vạch như sau:
1.1.Định nghĩa
Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;
Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.
1.2.Những mã vạch thông dụng
Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều lọai, trong đó những mã vạch thông dụng bao gồm UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128.
1.3.Quy trình đăng ký mã số mã vạch
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Bước 3: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ
Bước 4: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Mã sỗ mã vạch nếu hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp, hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 5: Cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn sử dụng Mã số mã vạch
Trên đây là tổng quan về mã số mã vạch, sau đây ACC sẽ trình bày về lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch
2.Lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch
Trước khi tìm hiểu về lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch, ACC sẽ trình bày ý nghĩa của mã số mã vạch:
- Cách giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm. Trên thị trường có nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, ít thông tin hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia đó thì việc sử dụng mã số mã vạch là rất cần thiết.
- Mã số hàng hóa giúp người tiêu dùng có thể nhận diện được, mã vạch dành cho loại máy quét đọc đưa vào quản lý hệ thống.
Theo đó, tuy pháp luật không bắt buộc đăng ký nhưng việc đăng ký mã số mã vạch có những lợi ích nhất định. Dưới đây là một số lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch:
- Giúp doanh nghiệp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trôi nổi toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh.
- Giúp doanh nghiệp có thể giảm thao tác nhập dữ liệu, hạn chế tối đa nhầm lẫn trong tính toán, nhập liệu, có thể cắt giảm tối đa nhân sự cũng như thời gian cho việc quản lý, kiểm kê số lượng hàng hóa được bán ra và số lượng hàng tồn kho. Từ đó tăng lợi nhuận kinh doanh gấp bội. Tính cạnh tranh trên thị trường cũng từ đó mà tăng vì sẽ đáp ứng nhanh nhu cầu thời gian của khách hãng, chủ động được nguồn vốn nhờ tỉ lệ tồn kho thấp.
- Giúp doanh nghiệp giảm tình trạng xuất nhập nhầm hàng nhờ tính chính xác của mã vạch. Giảm thời gian thao tác và nhập số liệu tại kho, nắm rõ số lượng hàng tồn kho để có chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng hội nhập thị trường quốc tế. Giúp cho doanh nghiệp đi đúng xu hướng, con đường phát triển và hội nhập
- Giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin, uy tín với người tiêu dùng bởi sản phẩm hàng hóa sẽ được minh bạch thông tin, mỗi khi khách hàng quét mã.
Trên đây là những lợi ích của việc đăng ký mã vạch, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ của ACC chúng tôi.
3.Những câu hỏi thường gặp về lợi ích của việc đăng ký mã vạch:
Câu 1: Cá nhân có thể đăng ký mã số mã vạch được không?
Theo quy định hiện hành, cá nhân chưa đăng ký mã số mã vạch được mà muốn đăng ký mã số mã vạch thì cá nhân đó phải tối thiểu thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty TNHH, Công ty Cổ phần.
Câu 2: Phí, lệ phí đăng ký mã số mã vạch là bao nhiêu?
– Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch: mức phí này dao động từ 300.000 đến 1.000.000 đồng.
– Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài dựa trên số lương hồ sơ. Ví dụ là 500.000 đồng/hồ sơ đối với hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm hoặc 10.000 đồng/mã đối với hồ sơ trên 50 mã sản phẩm
– Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí): dao động từ 200.000 đến 2000.000 đồng/năm.
Câu 3: Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại ACC có trọn gói không?
ACC cam kết trọn gói phí dịch vụ đăng ký mã số mã vạch, không phát sinh chi phí trong tiến trình đăng ký.
Câu 4: Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại ACC bao gồm các công việc nào?
Chúng tôi sẽ đại diện hoàn tất các thủ tục đăng ký mã vạch, bao gồm:
- Soạn hồ sơ đăng ký mã vạch cho khách hàng.
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký tại Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Nhận Giấy chứng nhận mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho khách hàng
5.Dịch vụ pháp lý của ACC
Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã biết lợi ích của việc đăng ký mã vạch, lợi ích này là rất lớn nên dù pháp luật không quy định bắt buộc phải đăng ký nhưng doanh nghiệp khi sản xuất hàng hóa vẫn nên đăng ký mã số mã vạch. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ mã số mã vạch của ACC, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận