Lỗi Chuyển Làn Không Xi Nhan Ở Trạm Thu Phí Bị Phạt Bao Nhiêu?

Trạm thu phí là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Khi đi qua đây, tài xế rất dễ mắc một trong các lỗi sau dẫn đến việc bị xử phạt vi phạm hành chính. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến các quy định liên quan đến các lỗi thường gặp ở trạm thu phí và giải đáp thắc mắc lỗi chuyển làn không xi nhan ở trạm thu phí thì bị phạt bao nhiêu? Mời bạn đọc cùng quan tâm và theo dõi.

Lỗi Chuyển Làn Không Xi Nhan Ở Trạm Thu Phí Bị Phạt Bao Nhiêu

Lỗi Chuyển Làn Không Xi Nhan Ở Trạm Thu Phí Bị Phạt Bao Nhiêu?

1/ Ô tô đi vào làn xe máy để “né” trạm thu phí

Đây là một trong những lỗi phổ biến thường xuất hiện ở khu vực trạm thu phí có làn đường xe máy rộng rãi và không có nhân viên đứng soát. Các tài xế cần lưu ý, đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể chịu mức phạt rất nặng.

Cụ thể, tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị xử phạt theo 03 lỗi sau:

- Người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: Phạt 200.000 - 400.000 đồng (căn cứ điểm a khoản 1);

- Người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: Phạt 03 - 05 triệu đồng (căn cứ điểm đ khoản 5);

- Người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: Phạt 03 - 05 triệu đồng (căn cứ điểm b khoản 5).

Ngoài ra, theo khoản 11 Điều này, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng, đặc biệt, nếu gây tai nạn có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Như vậy, tổng hợp mức phạt có thể lên đến 10,4 triệu đồng đối với hành vi đi ô tô vào làn xe máy để tránh trạm thu phí, đồng thời có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lên đến 04 tháng.

2/ Xe không dán thẻ thu phí nhưng đi vào làn thu phí tự động

Hiện nay, hình thức thu phí không dừng (ETC) đã được triển khai ở hầu hết các trạm thu phí trên cả nước. Hệ thống thu phí tự động này giúp cho người dân thuận tiện hơn khi tham gia giao thông như không cần dừng xe để trả phí khi đang lưu thông, tiết kiệm được nhiên liệu và thời gian di chuyển; phương thức thanh toán đa dạng;…

Tuy nhiên, nhiều tài xế đã lợi dụng việc không dừng mà cho xe đi qua làn ETC dù không có tài khoản trả phí tự động, hoặc có tài khoản nhưng không đủ tiền thanh toán. Hành vi này sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019 như sau:

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí;

Như vậy, hành vi cho xe không dán thẻ thu phí mà đi qua làn tự động sẽ bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

3/ Dừng đỗ quá 5 phút tại trạm thu phí

Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông khu vực các trạm thu phí BOT trên các quốc lộ và bảo đảm điều kiện lưu thông thông suốt của người dân, biển báo “Cấm dừng xe quá 05 phút” đã được đặt cách các cabin thu phí của các trạm BOT khoảng 50m.

Trường hợp dừng xe quá thời gian trên, tài xế có thể bị xử phạt hành chính theo một trong các lỗi sau:

Phạt 01 - 02 triệu đồng: Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông (điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019);

Phạt 03 - 05 triệu đồng: Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông (điểm b khoản 5 Nghị định 100/2019).

Đặc biệt, trường hợp người điều khiển xe ô tô cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở, gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” tại Ðiều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

4/ Không đảm bảo khoảng cách giữa các xe

Để đảm bảo việc lưu thông cũng như tạo khoảng cách an toàn, tránh va chạm giữa các xe dừng đỗ khi đi qua trạm thu phí, biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” đã được đặt tại các vị trí dễ nhìn ở làn thu phí để các tài xế dễ dàng quan sát và thực hiện.

Tùy từng trạm thu phí mà khoảng cách đặt ra sẽ là khác nhau, thông thường là 3m hoặc 8m. Nếu đã có biển báo này mà tài xế không thực hiện đúng sẽ bị phạt từ 800.000 - 01 triệu đồng về hành vi không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” tại điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019.

5/ Lỗi không bật xi nhan khi chuyển hướng bị phạt bao nhiêu tiền?

5.1/ Đối với ô tô

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng (điểm c khoản 3 Điều 5).

Ngoài ra, hành vi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 5).

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng (điểm g khoản 5 Điều 5). Ngoài ra, tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5).

5.2/ Đối với xe máy

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (điểm a khoản 3 Điều 6).

Ngoài ra, hành vi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (điểm i khoản 1 Điều 6).

Trên đây là nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc về các quy định xử lý vi phạm lỗi chuyển làn không xi nhan ở trạm thu phí. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích với bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo