Logo và nhãn hiệu - Quyền đăng ký bảo hộ (Cập nhật 2023)

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã và đang ý thức được về tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ. Thế nhưng, rất nhiều khách hàng của ACC trước khi được tư vấn đều hiểu nhầm “nhãn hiệu” là “logo” nhưng sự thật đây là các đối tượng khác nhau. Một công ty có thể sử dụng chính logo của công ty để làm nhãn in trên sản phẩm, nhưng họ cũng có thể thiết kế một logo khác hoặc sử dụng các dấu hiệu khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết “Logo và nhãn hiệu - Quyền đăng ký bảo hộ”.

10-2

Logo và nhãn hiệu - Quyền đăng ký bảo hộ

1. Logo là gì?

Logo là sản phẩm được thiết kế dưới dạng chữ viết, hình ảnh… mang tính sáng tạo và bản sắc riêng của công ty/doanh nghiệp. Mỗi công ty/doanh nghiệp đều có một logo thiết kế riêng. Logo là một trong những yếu tố đầu tiên để khách hàng có thể nhận diện được sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh, giúp phân biệt với các mặt hàng khác trên thị trường.

       2.   Quyền đăng ký bảo hộ logo?

Cá nhân hoặc pháp nhân/tổ chức trong và ngoài nước đều có quyền nộp đơn đăng ký logo tại Việt Nam. Quy trình, thủ tục, quyền và nghĩa vụ khi cá nhân đăng ký logo hoàn toàn giống với pháp nhân/tổ chức đăng ký.

3. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu hay Nhãn hiệu hàng hóa (viết tắt là NH) là những thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ… Từ thời cổ xưa, khi mà nền kinh tế tự cung, tự cấp bị phá vỡ, sản xuất và trao đổi hàng hóa được hình thành và chiếm vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại. Thế nhưng hiện nay vẫn còn những chủ doanh nghiệp không biết nhãn hiệu là gì, không nhận thức được giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp, vì thế họ cũng thờ ơ với việc đăng ký bảo hộ cho loại tài sản trí tuệ này.

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”

Mặc dù có những điểm khác nhau trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia nhưng điểm giống nhau cơ bản là nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau. Bên cạnh đó, pháp luật các nước cũng như các Điều ước quốc tế đều không liệt kê một danh sách các dấu hiệu cụ thể mà chỉ đưa ra các loại dấu hiệu phổ biến có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

         4. Quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Căn cứ Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

5. Nhãn hiệu có phải là logo không?

Trước tiên, cần khẳng định nhãn hiệu và logo không phải là một, 2 khái niệm này hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và phân biệt được nhãn hiệu và logo.

Tiêu chí Nhãn hiệu Logo
Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau (khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009) - Là một ký hiệu hoặc biểu tượng của một nhãn hiệu.

- Logo được sắp xếp, thiết kế một cách cá biệt, độc đáo tùy theo mỗi doanh nghiệp.

Ví dụ Microsoft, Pepsi, Cocacola, Adidas, Nike, Honda, Toyota, BMW, Mercedes-Benz, Samsung, Sony, Panasonic… - Logo của Adidas: 3 sọc đặt trước chữ adidas;

- Logo của Mercedes-Benz: Biểu tượng ngôi sao 3 cánh;

Dấu hiệu nhận biết Thường được thấy nhất là dấu hiệu thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm; hay nói cách khác, nhãn hiệu cũng chính là tên riêng của sản phẩm, qua đó giúp phân biệt được sản phẩm mang nhãn hiệu này với các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự khác nhưng không chỉ của những doanh nghiệp khác nhau, thậm chí là trong cùng một doanh nghiệp

Ví dụ: Hãng Honda sản xuất cùng một loại xe gắn máy nhưng với nhiều tên gọi khác nhau: SH, PCX, Air Blade, Lead, Vision, Future, Wave, Blade, Super Dream.

Được thiết kế bằng một hoặc nhiều hình ảnh, màu sắc hay ký tự từ ngữ ghép lại với nhau để tạo nên một hình thù, khiến cho người xem dễ liên tưởng đến hoạt động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp đó và thấy được sự khác biệt với logo khác.
Chức năng Là dấu hiệu giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa của chủ thể khác. Biểu tượng đại diện cho các thương hiệu; mang tính ẩn ý, ý nghĩa của thương hiệu muốn truyền đạt tới khách hàng.
Phạm vi và mức độ bảo hộ Hạn chế trong sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhưng mức độ bảo hộ cao hơn. Không hạn chế lĩnh vực nhưng mức độ bảo hộ bản quyền yếu hơn.

Nói tóm lại, Logo và nhãn hiệu - Quyền đăng ký bảo hộ là một câu hỏi luôn được các doanh nghiệp quan tâm trong vấn đề sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy, bài viết trên của ACC Group đã giải đáp về vấn đề Logo và nhãn hiệu - Quyền đăng ký bảo hộ. Mong rằng quý khách hàng có thể tìm cho mình câu trả lời thỏa đáng với bài viết của ACC Group. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về Logo và nhãn hiệu - Quyền đăng ký bảo hộ, ACC Group sẽ luôn sẵn sàng giải đáp cho quý khách hàng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo