Liều hấp thụ là gì? (Cập nhật 2024)

Liều hấp thụ là một thuật ngữ chuyên ngành thuộc lĩnh vực y khoa, gây không ít khó khăn cho nhiều người khi đọc hiểu. Qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu Liều hấp thụ là gì? Mời bạn đọc tham khảo.

đơn Thân Là Gì

Cơ sở pháp lý: Thông tư Số 29/2016/TT-BYT Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bức xạ ion hóa - Giới hạn liều tiếp xúc bức xạ ion hóa tại nơi làm việc.

1.Liều hấp thụ là gì?

Trong quy chuẩn này, từ ngữ liều hấp thụ được hiểu như sau:

  • Liều hấp thụ (Absorbed dose): Là đại lượng vật lý cơ bản sử dụng cho đánh giá liều bức xạ, được xác định theo công thức sau:

D = dE/dm
+ dE: Năng lượng trung bình do bức xạ ion hóa truyền cho một khối vật chất.
+ dm: Khối lượng của khối vật chất đó.
Đơn vị của liều hấp thụ là jun trên kilôgam (J/kg) và được gọi là gray (Gy). 1J/kg = 1Gy

Trong đó liều bức xạ thể hiện tổng mức năng lượng bức xạ được hấp thụ bởi tế bào sống và khả năng gây ảnh hưởng sinh học lên cơ quan cục bộ cũng như toàn cơ thể sống. Đơn vị của liều bức xạ là Sievert (Sv), được đo bằng liều kế. Tuy nhiên, do Sv là một đơn vị đo lường bức xạ tương đối lớn, nên milliSievert (mSv) được dùng thông dụng hơn.

Khuyến cáo của ICRP (Uỷ ban Quốc tế về An toàn bức xạ) đã chỉ ra rằng, mọi tiếp xúc với chất phóng xạ vượt quá ngưỡng giới hạn bình thường nên được giữ ở mức độ tối thiểu. Hàng năm, khuyến cáo này được bổ sung bằng những chỉ số giới hạn liều được điều chỉnh định kỳ, nhằm giúp các công nhân làm việc trong điều kiện bức xạ nói riêng và toàn dân nói chung phòng tránh nguy cơ bị quá liều bức xạ.

Tại những nơi làm việc chuyên biệt như nhà máy điện hạt nhân, bệnh viện hay những nơi ứng dụng tia X để làm công tác nghiên cứu và sản xuất, người ta phải đeo một liều kế nhỏ để liên tục xác định mức phóng xạ trong môi trường.

  •  Liều tương đương (Equivalent dose)

Là đại lượng dùng để đánh giá liều bức xạ trong một tổ chức mô hoặc cơ quan của cơ thể người, được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
+ HT,R: Liều tương đương
H T,R = DT,R x WR
+ DT,R: Liều hấp thụ do loại bức xạ R gây ra, lấy trung bình trên cơ quan hoặc tổ chức mô T.
+ WR: Trọng số bức xạ của bức xạ loại R.

  • Khi trường bức xạ gồm nhiều loại bức xạ với các trọng số bức xạ WR khác nhau thì liều tương đương được xác định theo công thức sau, trong đó tổng được lấy cho tất cả các loại bức xạ liên quan: HT =∑DT,R×WR R
  • Đơn vị của liều tương đương là jun trên kilôgam (J/kg) và được gọi là sivơ (Sv). 1J/kg = 1Sv.

2.Vai trò của bức xạ trong y khoa

Năng lượng bức xạ được ứng dụng đặc biệt trong y khoa, cụ thể là ngành y học hạt nhân. Đây là một chuyên ngành y tế mà trong đó nhân viên y tế sử dụng các chất phóng xạ vào mục đích chẩn đoán và điều trị các bệnh.

Trong chẩn đoán y khoa, hệ thống ghi lại bức xạ phát ra từ bên trong cơ thể và được gọi là phương thức hình ảnh sinh lý. Hai phương thức chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất trong y học hạt nhân là chụp cắt lớp phát xạ đơn photon (SPECT) và chụp cắt lớp phát xạ positron.

Trong quá trình thực hiện, dược phẩm phóng xạ được đưa vào trong cơ thể, thường là qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống. Sau đó, kỹ thuật viên sử dụng các máy dò bên ngoài để chụp và tạo thành hình ảnh, thu được do bức xạ phát ra từ các chất mang phóng xạ.

So với chẩn đoán, điều trị bằng bức xạ phải dùng liều lớn hơn, vì vậy ảnh hưởng của phóng xạ lên các mô lành cũng cao hơn nhiều, đặc biệt trong xạ trị ung thư. Đây là một trong những khó khăn và hạn chế của các phương pháp điều trị bằng đồng vị phóng xạ. Tuy nhiên, bức xạ y khoa vẫn là phương pháp điều trị hữu hiệu được áp dụng với rất nhiều trường hợp trong thực tế lâm sàng.

3. Câu hỏi thường gặp

Liều hấp thụ tên tiếng Anh là gì?

-Liều hấp thụ tên tiếng Anh gọi là Absorbed dose

Giới hạn liều bức xạ đối với nhân viên bức xạ là bao nhiêu?

Theo khuyến cáo từ ICRP, mức giới hạn bức xạ đối với nhân viên bức xạ không nên vượt quá 50 mSv/năm, đồng thời liều trung bình trong 5 năm liên tục không được vượt quá 20 mSv. Đối với phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện bức xạ, giới hạn liều an toàn cần được áp dụng là 2 mSv. Liều bức xạ được quy định để đảm bảo rằng rủi ro nghề nghiệp đối với công nhân làm việc trong môi trường phóng xạ không cao hơn rủi ro nghề nghiệp đối với đại đa số các ngành công nghiệp khác (những ngành được xem là an toàn nói chung).

Giới hạn liều bức xạ đối với công chúng là bao nhiêu?

Giới hạn liều bức xạ đối với người dân nói chung thấp hơn đối với người lao động. Theo ICRP, mức bức xạ an toàn đối với công chúng không nên cao hơn 1 mSv/năm.

Giới hạn liều bức xạ đối với bệnh nhân là bao nhiêu?

Đôi khi bệnh nhân phải tiếp xúc trực tiếp với rủi ro bức xạ từ phương pháp chẩn đoán và điều trị được chỉ định. Khi chụp X-quang, bác sĩ phải dùng liều cao hơn nhiều lần so với giới hạn an toàn bức xạ cho công chúng. Đối với xạ trị, liều bức xạ có thể tăng lên gấp hàng trăm lần so với mức liều khuyến cáo cho công nhân. Tuy nhiên, ICRP không đưa ra khuyến cáo về giới hạn liều đối với bệnh nhân. Nguyên nhân là vì năng lượng bức xạ được dùng trong y khoa là để xác định bệnh và để chữa trị cho bệnh nhân, do đó hiệu quả điều trị được xem là quan trọng hơn, ngay cả khi nhân viên y tế buộc phải dùng đến liều cao.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được Liều hấp thụ là gì?. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Ngoài ra liên quan đến chủ đề trên bạn đọc có thể tham khảo các bàiviết khác như pháp điển hoá là gì?,bị vong lục là gì?. Như vậy, bài viết trên đây của Luật ACC đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin giải đáp cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, cần thiết, giúp cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này có thể hiểu rõ hơn.

✅ Kiến thức: ⭕ Liều hấp thụ
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo