Liên doanh là gì? Điều kiện liên doanh [Mới nhất 2024]

Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc tăng doanh thu, mở rộng phạm vi kinh doanh hay thực hiện kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp hướng tới. Do đó, hình thức liên doanh cũng được sử dụng rộng rãi. Vậy liên doanh là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin có liên quan để giải đáp cụ thể hơn cho câu hỏi liên doanh là gì trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Liên doanh là gì? Điều kiện liên doanh [Mới nhất 2023]

1. Liên doanh là gì?

Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản xuất, cùng quản lý và chia lãi theo phương thức thỏa thuận.

Việc liên doanh được thực hiện dưới các hình thức hợp tác như giữa hai hay nhiều doanh nghiệp tham gia mang quốc tịch khác nhau, giữa doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp ở trong nước hoặc doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc với nhà đầu tư nước ngoài, giữa các doanh nghiệp liên doanh với nhau, giữa Chính phủ các nước với nhau.

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Ví dụ: Công ty liên doanh Nhà Máy Bia Việt Nam - đơn vị sản xuất các loại bia Tiger, Heniken và Bivina tại Việt Nam.

Liên doanh Nhà máy Lọc dầu Bayernoil Raffineriegesellschaft mbH (Bayernoil) tại Cộng hòa Liên bang Đức, liên doanh giữa các bên gồm Eni (20%), Varo Energy (51,43%) và Rosneft (28,57%).

2. Điều kiện liên doanh

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, muốn thành lập công ty liên doanh các nhà đầu tư cần đảm bảo một số điều kiện nhất định. Sau đây là một số điều kiện thành lập công ty liên doanh:

  • Về chủ thể (nhà đầu tư)

Nếu là cá nhân: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù và các hình phạt hành chính khác theo quy định.

Nếu là pháp nhân: thành lập hợp pháp, vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.

  • Về tài chính

Năng lực tài chính của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án. Tức là chủ đầu tư phải đủ khả năng chi trả với số vốn đã cam kết

Ngân hàng giữ số tiền đầu tư vào công ty là ngân hàng hợp pháp và được phép hoạt động tại Việt Nam

Vốn pháp định của công ty: đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh

Phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận.

  • Ngoài các điều kiện thành lập công ty liên doanh cụ thể, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về thành lập công ty khác theo quy định của pháp luật.

>>> Để tìm hiểu thêm về việc thành lập công ty liên doanh, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty liên doanh mới nhất 2023

3. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức liên doanh

3.1. Ưu điểm

  • Giữa các doanh nghiệp có thể dễ dàng chia sẻ công nghệ, tài sản trí tuệ có tính chất bổ sung liên quan đến sản phẩm đó, phân phối và dịch vụ sáng tạo.
  • Có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến từ đối tác.
  • Có được khả năng thành công vượt trội hơn do môi trường kinh doanh phù hợp.

3.2. Nhược điểm

  • Tồn tại sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên là yếu tố phát sinh những mâu thuẫn
  • Do tiếp cận một thị trường mới nên khá khó khăn trong quá trình hội nhập vào chiến lược kinh doanh.

4.  Doanh nghiệp/công ty liên doanh là gì?

Hiện nay chưa có văn bản nào định nghĩa về công ty liên doanh, do đó, có thể hiểu đơn giản:

Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

– Công ty liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.

– Công ty liên doanh mang tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư

– Vốn pháp định của công ty liên doanh: Vốn pháp định ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư.

5. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp liên doanh

5.1. Hồ sơ nhà đầu tư bên nước ngoài

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Điều lệ Công ty;

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm tài chính gần nhất

- Giấy xác nhận ngân hàng liên quan đến số dư tài khoản tương đương với số vốn góp cho Công ty sẽ thành lập tại Việt Nam;

- Quyết định của Công ty liên quan đến việc đầu tư thành lập Công ty tại Việt Nam và cử người đại diện quản lý phần vốn góp đó tại Việt Nam;

- Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp được cử làm Giám Đốc Công ty) hoặc trong trường hợp là người đại diện quản lý phần vốn góp.

5.2. Hồ sơ nhà đầu tư bên Việt Nam

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Điều lệ Công ty;

- Giấy xác nhận ngân hàng liên quan đến số dư tài khoản tương đương với số vốn góp cho Công ty sẽ thành lập tại Việt Nam;

- Biên bản họp, Quyết định của Công ty liên quan đến việc tham gia góp vốn thành lập Công ty tại Việt Nam và cử người đại diện quản lý phần vốn góp đó tại Việt Nam;

- Hộ chiếu/chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước của người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp được cử làm Giám Đốc Công ty) hoặc trong trường hợp là người đại diện quản lý phần vốn góp.

- Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân;

- Giấy xác nhận ngân hàng liên quan đến số dư tài khoản tương đương với số vốn góp cho Công ty sẽ thành lập tại Việt Nam;

5.3 Tài liệu khác cần chuẩn bị

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập công ty liên doanh sẽ bao gồm các tài liệu sau:

- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy định;

- Bản danh sách thành viên công ty, kèm theo là bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân, người đại diện ủy quyền theo pháp luật;

- Bản sao công chứng đã được dịch và hợp pháp hóa lãnh sự của doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư liên doanh;

- Bản điều lệ công ty liên doanh;

- Văn bản xác định vốn pháp định, Bản sao chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu công ty theo quy định pháp luật với truờng hợp thành lập công ty có điều kiện như trên;

6.Thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Như đã phân tích ở trên

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nhà đầu tư nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Hoặc tại phòng văn thư hoặc phòng ban khác theo quy định cụ thể của từng địa phương nếu một số cơ quan chưa có bộ phận một cửa.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc trình Ủy ban nhân dân thành phố/Giám đốc ban quản lý khu công nghiệp phê duyệt.

Bước 4: Nhà đầu tư nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ Phận Một Cửa.

7. Hợp đồng liên doanh là gì?

Hợp đồng liên doanh là một loại hợp đồng mà trong đó các bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức là thành lập một công ty mới hoàn toàn do các bên đồng thời làm chủ sở hữu.

- Trường hợp có chủ thể tham gia hợp đồng liên doanh là nhà đầu tư từ nước ngoài thì cần phải có thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để hợp đồng liên doanh trên có thể có hiệu lực.

- Trường hợp các bên đang tham gia hợp đồng là những pháp nhân của Việt Nam thì công ty sẽ được thành lập theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tại Việt Nam.

8. Mẫu hợp đồng liên doanh

HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH

Số: ……../HĐLD

                                                                                     ………, ngày …… tháng … năm ….

Tại: …………………………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm có:

Bên A: Công ty ………………………………………………………………………………………….............

Tên cơ quan: …………………………………………………………..………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại số: …………………………………………………………………………………..…………………

Tài khoản số: ………………………………………………………………………………..…………………….

Mở tại ngân hàng: ………………………………………………………………………………..……………….

Đại diện là Ông (bà) ………………………………………………………………………..…………………….

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………...

Giấy ủy quyền số: …………………………………………….………………………………..……… (nếu có)

Viết ngày ………………………………………………………….……………………………………………….

Do ……………………………………………..…… Chức vụ ……………………………………………..… ký

Bên B: Công ty ………………………………………………………………………………………….............

Tên cơ quan: …………………………………………………………..………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại số: …………………………………………………………………………………..…………………

Tài khoản số: ………………………………………………………………………………..…………………….

Mở tại ngân hàng: ………………………………………………………………………………..……………….

Đại diện là Ông (bà) ………………………………………………………………………..…………………….

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………...

Giấy ủy quyền số: …………………………………………….………………………………..……… (nếu có)

Viết ngày ………………………………………………………….……………………………………………….

Do ……………………………………………..…… Chức vụ …………………………………………….… ký

Bên C (Như trên)

Các bên thống nhất lập hợp đồng liên doanh với nội dung như sau:

Điều 1: Thành lập xí nghiệp liên doanh

1. Tên xí nghiệp liên doanh ………………. (Xí nghiệp ……………... công ty ………………... tổng công ty ……………………..….)

2. Địa chỉ dự kiến đóng tại ……………………………………………………………………………………

3. Các hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp:………………………………………………………………..

…………………………………………………………….…………………………………......

Điều 2: Tổng vồn đầu tư và vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh

1. Tổng vốn đầu tư cho XNLD dự kiến khoảng …………………………………………………

Bao gồm các nguồn: ……………………………………………………………………………………………

2. Vốn pháp định là: ……………………………………………………………………………………………

3. Tỷ lệ góp vốn của các bên vào vốn pháp định: ………………………………………………

- Bên A là ……………….. bằng các hình thức sau …………………………………………………

- Bên B là ………………. bằng các hình thức sau ………………………………………….........

4. Kế hoạch và tiến độ góp vốn.

- Quý 1 năm …….. sẽ góp là ………………………………………………………….………………………

Trong đó:

+ Bên A góp: ……………………………………………………………………………………………………

+ Bên B góp: ……………………………………………………………………………………………………

- Quý 2 năm ……… sẽ góp là ……………………………………………………………………

5. Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn đầu tư.

a. Điều kiện: ……………………………………………………………………………………….……

b. Thủ tục: …………………………………………………………………………………………………

Điều 3: Danh mục, số lượng, chất lượng thiết bị, vật tư chủ yếu cần cho hoạt động kinh doanh và nguồn cung cấp

Bảng chiết tính thiết bị, vật tư của XNLD

Số TT Danh mục Đơn vị tính Số lượng Chất lượng Nguồn cung cấp
           

 

 

 

 

 

 

Điều 4: Quy cách, số lượng, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ

1. Quy cách: ………………………………………………………………………………………………………

2. Số lượng: ………………………………………………………………………………………………………

3. Chất lượng: …………………………………………………………………………………………………….

Lưu ý: Nếu là cơ sở dịch vụ ghi rõ số tiền dự kiến sẽ thu được trong tháng, quý, hoặc năm.

Điều 5: Thời hạn hoạt động của XNLD, những trường hợp cần kết thúc hoạt động và giải thể XNLD

1. XNLD ….. đăng ký thời gian hoạt động là …. Năm. Nếu có điều kiện thuận lợi xin kéo dài thêm … năm.

2. XNLD … sẽ kết thúc trước thời hạn và giải thể XNLD trong những trường hợp sau đây:

- Gặp rủi ro (cháy, nổ, bão, lụt) hủy hoại từ 80% trở lên tổng tài sản của XNLD.

- Bị vỡ nợ, không còn khả năng thanh toán.

- Thua lỗ liên tiếp 2 năm liền.

- Bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động.

Điều 6: Công tác tài chính và kế toán của xí nghiệp liên doanh

1. Các nguyên tắc tài chính cần áp dụng gồm:

…………………………………………………………………………………………………………

2. Công tác kế toán

- Hệ thống kế toán: ……………………………………

- Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định: ……………%/năm

- Tỷ lệ trích lập các quỹ của xí nghiệp:

+ Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất: ……………% lợi nhuận

+ Quỹ khen thưởng: ……………………………………%

+ Quỹ phúc lợi: …………………………………………

- Tỉ lệ trên được thay đổi bởi: ………………………….

- Cách thức bảo hiểm tài sản của XNLD:

+ Lập hợp đồng bảo hiểm với chi nhánh Bảo Việt ….

+ Các biện pháp khác: …

3. Công tác kiểm tra kế toán.

4. Chế độ kiểm tra sổ sách kế toán trong XNLD

5. Chế độ giám sát của Kế toán trưởng.

6. Chấp hành sự kiểm tra của cơ quan tài chính có thẩm quyền.

7. Chấp hành sự kiểm tra của Ngân hàng về sử dụng vốn vay.v.v…

Điều 7: Tổ chức và cơ chế quản lý XNLD

1. Số lượng và thành phần hội đồng quản tri

……………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………….……………….

2. Nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và chủ tịch, các phó chủ tịch Hội đồng quản trị.

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

3. Cách thức bầu (hoặc chỉ định hay thuê) giám đốc và các phó giám đốc XNLD:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

4. Nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ của giám đốc, các phó giám đốc.

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

5. Những trường hợp cần bãi chức giám đốc, phó giám đốc trước thời hạn.

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 8: Tỉ lệ phân chia lãi, lỗ và rủi ro cho các bên liên doanh

Căn cứ vào tỉ lệ góp vốn các bên thỏa thuận phân chia lãi, lỗ và rủi ro như sau:

Bên A: ……… % vì đã góp ……… % vốn.

Bên B: ……… % vì đã góp …….. % vốn.

…….

Điều 9: Quan hệ lao động trong XNLD

Các nguyên tắc tuyển lao động:

1. Lập hợp đồng lao động theo 3 hình thức: dài hạn (5 năm), ngắn hạn (6 tháng – 12 tháng) và theo vụ việc.

2. Qua thử tay nghể và kiểm tra bằng cấp được đào tạo …

3. Áp dụng chế độ bảo hộ lao động.

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

4. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

5. Các hình thức trả lương cần áp dụng

- Lương khoán sản phẩm:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

- Lương cấp bậc:

………………………………………………………………………………………………………………………

6. Hoạt động của công đoàn:

……………………………………………………………………………………............................................

7. Chế độ bảo hiểm cho người lao động.

- Ốm đau

- Già yếu

- Tai nạn

- Thai sản

………..

Điều 10: Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân.

1. Đưa đi đào tạo (Tiêu chuẩn/số lượng) :…………………………………………………………………..

2. Bố trí đi bồi dưỡng ngắn hạn: Số lượng ………………………………………………………………….

3. Kế hoạch mời chuyên gia trong nước và nước ngoài đến xí nghiệp phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm.

4. Kế hoạch bồi dưỡng và thi tay nghề nâng cấp bậc kỹ thuật của đội ngũ công nhân.

Điều 11: Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng

1. Trách nhiệm Bên A (xác định các nghĩa vụ vật chất).

2. Trách nhiệm Bên B

3. Trách nhiệm Bên C

Điều 12: Thủ tục giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng liên doanh

Tranh chấp giữa các Bên có liên quan, hoặc phát sinh từ Hợp đồng trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải. Trong trường hợp các Bên tranh chấp vẫn không thoả thuận được với nhau thì vụ tranh chấp sẽ được đưa ra............................................. (ghi rõ tên và địa chỉ Toà án hoặc tổ chức trọng tài).

Quyết định của..............................(tổ chức trên) là chung thẩm và các Bên phải tuân theo.

Điều 13: Các thỏa thuận khác (nếu cần)

……………………………………………………………………………………………………………………….

Điều 14: Hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ………………...đến ngày …………….….

Các bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý sau khi hợp đồng hết hiệu lực … ngày. Chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm tổ chức và thông báo thời gian, địa điểm triệu tập cuộc họp thanh lý.

 

ĐẠI DIỆN BÊN A                         ĐẠI DIỆN BÊN B                           ……………

Chức vụ                                        Chức vụ                                    Chức vụ

(Ký tên, đóng dấu)                        (Ký tên, đóng dấu)                      (Ký tên, đóng dấu)

9. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến liên doanh mà bạn cần biết

9.1 Để thành lập công ty liên doanh cần xin giấy phép gì?

Theo Luật đầu tư năm 2020, để có thể thành lập công ty liên doanh cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời với việc thành lập công ty. Giấy chứng nhận đầu tư sẽ đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

9.2 Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với công ty liên doanh ở đâu?

Chủ công ty sẽ đem hồ sơ nộp tại Sở kế hoạch đầu tư của Tỉnh hoặc là Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.

9.3 Sau bao lâu thì có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp liên doanh?

Trong thời hạn 15 ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư, đồng thời đây cũng sẽ là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty.
Nếu hồ sơ không hợp lệ và có sai sót thì sở Kế hoạch và đầu tư sẽ trả lời doanh nghiệp thông qua văn bản.

9.4 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về liên doanh, công ty liên doanh không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về liên doanh, công ty liên doanh uy tín, trọn gói cho khách hàng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến liên doanh là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

✅ Kiến thức: Liên doanh là gì
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo