Liên đoàn là gì? Tổ chức liên đoàn là gì? [Cập nhật 2022]

Lien-doan-la-gi-Cap-nhat-2022

Liên đoàn là gì? (Cập nhật 2022)

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật công đoàn số 12/2012/QH13 ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2012

Liên đoàn lao động là cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tuy nhiên không phải ai cũng biết khái niệm liên đoàn là gì?

Vậy liên đoàn là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của liên đoàn là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC  để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

2. Liên đoàn là gì?

  • Liên đoàn lao động là cấp công đoàn cơ bản trong Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, bao gồm liên đoàn lao động cấp tỉnh và liên đoàn lao động cấp huyện.
  • Liên đoàn lao động cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra viêc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến công nhân, viên chức, lao động; cử đại diện tham gia hội đồng trọng tài lao động; hướng dẫn, chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động; tham gia điều tra tai nạn lao động,… bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
  • Liên đoàn lao động cấp huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên địa bàn.

3. Chức năng của liên đoàn là gì?

  • Tham gia xây dựng pháp luật về lao động và công đoàn, chế độ, chính sách đối với cán bộ viên chức trong liên đoàn,
  • Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước trong CNVCLĐ.
  • Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
  • Tổ chức chỉ đạo công tác BHLĐ.
  • Hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức Công đoàn.
  • Hướng dẫn các hoạt động trợ giúp pháp lý, dạy nghề, giới thiệu việc làm, các hoạt động xã hội của Công đoàn.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của liên đoàn là gì?

  • Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
  • Tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn và nghị quyết đại hội công đoàn tỉnh, thành phố; triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.
  • Đại diện, chăm lo và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trên địa bàn.
  • Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động; hướng dẫn và chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp trên địa bàn.
  • Chỉ đạo liên đoàn lao động cấp huyện, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu công nghiệp, công đoàn tổng công ty trực thuộc và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
  • Phối hợp hướng dẫn, chỉ đạo các công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn ngành trung ương và công đoàn cấp trên khác đóng trên địa bàn các hoạt động theo ngành, nghề; triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.
  • Vận động đoàn viên và người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật, rèn luyện tác phong và kỹ năng nghề nghiệp
  • Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý; phối hợp với cấp ủy cấp huyện và tương đương trong việc sắp xếp, bố trí, đề bạt cán bộ theo phân cấp.
  • Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
  • Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn theo quy định của pháp luật.

5. Những câu hỏi thường gặp.

Liên đoàn luật sư Việt Nam là gì?

Theo khoản 1 Điều 64 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) thì Liên đoàn luật sư Việt Nam được định nghĩa là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong phạm vi cả nước, đại diện cho luật sư, các Đoàn luật sư, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác. Thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam là các Đoàn luật sư và các luật sư. Các luật sư tham gia Liên đoàn luật sư Việt Nam thông qua Đoàn luật sư nơi mình gia nhập.

Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam bao gồm những nội dung gì?

Các nội dung chính điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau:

- Tôn chỉ, mục đích và biểu tượng của Liên đoàn luật sư Việt Nam;

- Quyền, nghĩa vụ của thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam;

- Mối quan hệ giữa Liên đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư;

- Thủ tục gia nhập Đoàn luật sư, rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư, chuyển Đoàn luật sư của luật sư;

- Nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của luật sư;

- Mẫu trang phục luật sư tham gia phiên tòa; mẫu Thẻ luật sư, việc cấp, đổi, thu hồi Thẻ luật sư;

- Nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư; mối quan hệ phối hợp giữa các Đoàn luật sư trong việc quản lý luật sư và tổ chức hành nghề luật sư;

- Cơ cấu, số lượng đại biểu, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc, Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn Luật sư; trình tự, thủ tục tiến hành đại hội của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;

- Việc ban hành nội quy của Đoàn luật sư;

- Tài chính của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;

- Khen thưởng, kỷ luật luật sư và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;

- Quan hệ với cơ quan, tổ chức khác.

Liên đoàn lao động là gì?

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Chức năng, nhiệm vụ cơ quan Liên đoàn lao động tỉnh?

Chức năng cơ bản của liên đoàn lao động tỉnh là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động trên địa bàn.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về liên đoàn là gì cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến liên đoàn là gì. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về liên đoàn là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo