Sự phát triển không ngừng và nhanh chóng của kinh tế cũng kéo theo rất nhiều vấn đề, trong đó phải kể đến các vấn đề về tội phạm. Tội phạm là một trong những vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều người do tính chất nghiêm trọng của nó. Mỗi loại tội phạm khác nhau có những biện pháp và mức hình phạt xử lý khác nhau được quy định trong bộ luật hình sự. Hiện nay, tình hình tội phạm ngày càng diễn ra tinh vi và phức tạp, dây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến đời sống và khi nhắc đến tội phạm, thường có một vài vấn đề pháp lý liên quan chẳng hạn như lệnh truy nã, lệnh truy nã đặc biệt. Vậy lệnh truy nã đặc biệt là gì? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Truy nã tội phạm
Pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm truy nã. Tuy nhiên căn cứ vào Điều 231 Bộ luật Tố tụng Hình sự có thể hiểu Truy nã tội phạm là một hoạt động tố tụng hình sự – nghiệp vụ của cơ quan có thẩm quyền trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm phát hiện, tìm kiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hỉnh.
Truy nã là việc cơ quan điều tra ra quyết định để truy tìm tung tích của người vi phạm pháp luật hình sự (đã có hoặc chưa có bản án xét xử của tòa án) khi người đó bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. Truy nã được thực hiện bằng quyết định truy nã.
Đối tượng bị truу nã bao gồm:
- Bị ᴄan, bị ᴄáo bỏ trốn hoặᴄ không biết đang ở đâu
- Người bị kết án trụᴄ хuất, người ᴄhấp hành án phạt trụᴄ хuất bỏ trốn.
- Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.– Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
- Người đang ᴄhấp hành án phạt tù, người đượᴄ tạm đình ᴄhỉ ᴄhấp hành án phạt tù, người đượᴄ hoãn ᴄhấp hành án bỏ trốn.
Cơ quan ᴄó thẩm quуền ᴄhỉ đượᴄ ra quуết định truу nã khi ᴄó đủ ᴄáᴄ điều kiện ѕau đâу:
- Có đủ ᴄăn ᴄứ хáᴄ định đối tượng truy nã đã bỏ trốn hoặᴄ không biết đang ở đâu ᴠà đã tiến hành ᴄáᴄ biện pháp хáᴄ minh, truу bắt nhưng không ᴄó kết quả
- Đã хáᴄ định ᴄhính хáᴄ lý lịᴄh, ᴄáᴄ đặᴄ điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
Khi ᴄó đủ ᴄăn ᴄứ хáᴄ định bị ᴄan, bị ᴄáo bỏ trốn hoặᴄ không biết đang ở đâu mà trướᴄ đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm ѕát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị ᴄan, bị ᴄáo để tạm giam mà không bắt đượᴄ thì Cơ quan điều tra tự mình hoặᴄ theo уêu ᴄầu ᴄủa Viện kiểm ѕát, Tòa án ra quуết định truу nã. Trường hợp ᴄhưa ᴄó lệnh bắt bị ᴄan; bị ᴄáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm ѕát, Tòa án không ra lệnh bắt bị ᴄan, bị ᴄáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặᴄ theo уêu ᴄầu ᴄủa Viện kiểm ѕát, Tòa án ra ngaу quуết định truу nã
2. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã
Trong mọi trường hợp, chỉ có cơ quan điều tra mới có thẩm quyền ra quyết định truy nã. Tùy vào từng giai đoạn tố tụng và tùy từng đối tượng bị truy nã khác nhau mà cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định truy nã được xác định như sau:
– Giai đoạn điều tra:
+ Trong giai đoạn điều tra nếu xác định có bị can bỏ trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án phải ra quyết định truy nã và phối hợp với lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm để tổ chức truy bắt.
+ Trường hợp người đang bị tạm giữ hoặc đang bị tạm giam trốn nhà tạm giữ thì Trưởng nhà tạm giữ báo cáo ngay với Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi đối tượng bỏ trốn để Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về “Tội trốn khỏi nơi giam, giữ” theo quy định tại Điều 311 Bộ luật Hình sự và ra quyết định truy nã bị can (trong quyết định truy nã ghi rõ các tội danh khác mà người đó đã bị khởi tố).
+ Trường hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam trốn trại tạm giam thì Giám thị trại tạm giam phải tổ chức ngay lực lượng truy bắt đồng thời thông báo ngay cho Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án đó để ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo quy định tại Điều 311 Bộ luật Hình sự và ra quyết định truy nã bị can (trong quyết định truy nã ghi rõ các tội danh khác mà người đó đã bị khởi tố).
– Giai đoạn truy tố: Trong giai đoạn truy tố nếu xác định có bị can bỏ trốn thì Viện kiểm sát đang thụ lý hồ sơ có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra đã thụ lý vụ án ra quyết định truy nã bị can.
– Giai đoạn xét xử: Trong trường hợp nhận được thông báo của Viện kiểm sát về việc bị can bỏ trốn sau khi đã được giao bản cáo trạng (không phân biệt hồ sơ vụ án đã được chuyển giao cho Tòa án hay chưa) cũng như trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu bị can bỏ trốn thì Tòa án yêu cầu Cơ quan điều tra đã thụ lý vị án truy nã bị can.
– Giai đoạn thi hành án:
+ Người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, khi có quyết định thi hành án nhưng bỏ trốn thì Tòa án đã ra quyết định thi hành án có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù được tại ngoại ra quyết định truy nã.
+ Người đã hết thời hạn được hoãn chấp hành án phạt tù, sau khi Tòa án ra quyết định thi hành án nhưng người này bỏ trốn thì Tòa án có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù cư trú ra quyết định truy nã.
+ Người đã hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, sau khi Tòa án ra quyết định thi hành án nhưng người này bỏ trốn thì Tòa án có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù về cư trú ra quyết định truy nã.
+ Người đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam bỏ trốn thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh (nếu trốn trại tạm giam Công an cấp tỉnh) ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.
+ Người bị kết án tử hình trong khi chờ quyết định thi hành án mà trốn trại tạm giam thì Giám thị trại tạm giam tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người bị kết án tử hình bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh (nếu trốn trại tạm giam Công an cấp tỉnh) ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.
+ Người đang chấp hành án phạt tù tại nhà tạm giữ bỏ trốn, thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có văn bản đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã.
+ Trường hợp người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất bỏ trốn thì sau khi nhận được thông báo của cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú chỉ định, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải tổ chức truy bắt ngay; trường hợp truy bắt không có kết quả thì trong thời hạn 07 ngày phải ra quyết định truy nã.
3. Truy nã đặc biệt và truy tìm
Tiêu chí | Truy tìm | Truy nã |
Định nghĩa | – Truy tìm là việc tìm kiếm nạn nhân chưa rõ tung tích, người mất tích, đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng, vật chứng của vụ án hình sự phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử– Trong các lĩnh vực khác, truy tìm được hiểu là việc tìm kiếm người hoặc vật. | Truy nã là việc cơ quan điều tra ra quyết định truy nã nhằm phát hiện, tìm hiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hình |
Phạm vi | Thuật ngữ truy tìm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động điều tra phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm | Được áp dụng trong hoạt động tố tụng hình sự và thi hành án hình sự. |
Chủ thể | – Trong hoạt động điều tra: Được thực hiện bởi cơ quan điều tra.– Trong các lĩnh vực khác: Được thực hiện bởi bất kỳ cơ quan, tổ chức cá nhân nào. | Chỉ được thực hiện bởi cơ quan điều tra |
Đối tượng truy tìm | – Trong hoạt động điều tra: nạn nhân chưa rõ tung tích, người mất tích, đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng, vật chứng,..– Trong lĩnh vực khác: người hoặc vật cần tìm kiếm. | Bị can, bị cáo; người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất; người bị kết án phạt tù; người bị kết án tử hình; người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. |
Căn cứ ra quyết định, thông báo | – Trong hoạt động điều tra: Khi cần tìm kiếm các đối tượng để phục vụ công tác điều tra.– Trong lĩnh vực khác: Khi có nhu cầu tìm kiếm. | Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:– Thuộc các đối tượng mà pháp luật quy định.
– Có đủ căn cứ xác định đối tượng trên đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả; – Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn. |
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề lệnh truy nã đặc biệt là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về lệnh truy nã đặc biệt là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận