Nếu hiểu rõ, nắm bắt kịp thời và tỉnh táo trong các vấn đề liên quan luật kinh tế, thương mại, dân sự, sở hữu trí tuệ…, doanh nghiệp sẽ không chỉ tránh được những tình huống xấu bất ngờ mà có thêm lợi thế cạnh tranh. Hiểu được như thế, nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm và xây dựng cho mình một hoặc nhiều cố vấn pháp lý, hay còn gọi là Legal counsel. Vậy cụ thể Legal counsel là gì? Bài viết dưới đây của ACC hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Legal counsel là gì?
1. Legal counsel là gì?
Legal counsel là một cụm từ Tiếng Anh được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật, dịch ra nghĩa tiếng Việt có nghĩa là cố vấn pháp lý. Legal counsel dùng để chỉ một vị trí công việc trong lĩnh vực pháp luật – cố vấn pháp lý.
Legal counsel hay cố vấn pháp lý là người chịu trách nhiệm trực tiếp đưa ra những trợ giúp về mặt pháp lý cho khách hàng để khách hàng có thể tự giải quyết một những nội dung công việc của mình.
Cố vấn pháp lý thực hiện công việc là xác định những vấn đề mà khách hàng đang đối mặt, tư vấn cho khách hàng về các quy định của pháp luật, các quyền và nghĩa vụ của họ, từ đó mà đưa đến có khách hàng những giải pháp nhằm giúp khách hàng thực hiện công việc một cách có hiệu quả hoặc có thể hiểu là giúp khách hàng hiểu rằng những hành động nào mà họ có thể được thực hiện hay không được thực hiện.
Trong doanh nghiệp cũng thường có các Cố vấn pháp lý, người thực hiện cố vấn cho ban lãnh đạo về các vấn đề chính sách, pháp luật liên quan đến những hoạt động của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp thực hiện công việc kinh doanh phù hợp với quy định tránh những tranh chấp xảy ra, từ đó mà tạo uy tín và sự phát triển cho doanh nghiệp.
2. Một số chức danh khác
2.1 Paralegal
Paralegal là từ tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt với nghĩa là trợ lý pháp lý. Họ là những người làm việc tại các văn phòng luật sư, các tổ chức cơ quan, doanh nghiệp, chính phủ… nhằm làm các công việc giúp hỗ trợ luật sư về các vấn đề như: chuẩn bị giấy tờ, soạn các văn bản, đơn thư, nghiên cứu hồ sơ vụ án, vụ việc… và các công việc khác theo yêu cầu của Luật sư và tổ chức mà họ làm việc.
2.2 Partnership
Partnership là từ Tiếng Anh dịch ra nghĩa Tiếng Việt có nghĩa là Công ty Hợp danh
Theo quy định tại điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công hợp danh như sau:
“ 1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”
2.3 Legislation
Legislation là một thuật ngữ tiếng Anh được dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là Pháp luật, pháp chế. Thuật ngữ này thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực pháp luật.
2.4 Junior
Là những người mới bắt đầu hành nghề luật trong khoảng 2 – 3 năm. Các Junior đều có điểm chung là phải chịu sự giám sát và hướng dẫn công việc của một Senior Lawyer.
2.5 Interns
Là thực tập sinh. Cấp bậc này thường phù hợp với các sinh viên Luật mới ra trường, người mới dấn thân vào nghề Luật bắt đầu tìm hiểu, làm quen với nghề bằng các công việc nhỏ, phụ giúp các cấp bậc cao hơn. Công việc dành cho Interns cũng khá đơn giản, ít quan trọng như soạn, review hợp đồng, dịch văn bản (bản draft), photocopy, công chứng, sao y giấy tờ, vv
2.6 Legal Assistant/Trainee Lawyers
Công việc của của cấp bậc này đã bắt đầu có tính chuyên sâu cao hơn Interns, liên quan nhiều hơn đến các vụ việc chi tiết.
2.7 Associates
Là những người có kinh nghiệm hành nghề khoảng 3 – 5 năm, đã được chứng chỉ hành nghề Luật sư và khả năng phụ trách (handle) một vụ việc độc lập nhưng chưa thể tự quyết định độc lập với khách hàng mà vẫn cần có mộ Senior Lawyer trợ giúp, kiểm tra trước khi gửi bản tư vấn đến khác hàng.
2.8 Senior Associates
Là những người có kinh nghiệm hành nghề từ 8 -9 năm. Đã khả năng tự mình phụ trách một vụ việc pháp lý độc lập.
3. Các câu hỏi liên quan thường gặp
3.1 Đặc điểm của legal counsel
Legal counsel phải là người chủ động và sáng tạo trong cả nghiên cứu, suy nghĩ và hành động. Thực tiễn pháp lý và các xu thế biến động của pháp luật không chấp nhận những người bị động. Có thể, vài năm sau khi nhận vị trí, Legal counsel mới trở thành “người hùng” của công ty, khi xử lí tốt những sự vụ “đùng một cái”. Sự sáng tạo và nhạy cảm sẽ giúp doanh nghiệp có thể đi tắt đón đầu, tránh những khó khăn, phòng ngừa rủi ro, hạn chế khủng hoảng…
Legal counsel phải có tính quyết đoán cao. Những tình huống nguy hiểm cần xử lí trong doanh nghiệp liên quan pháp lý và khủng hoảng thường xảy ra rất nhanh và nhiều khi Legal counsel phải “tiền trảm hậu tấu”. Cả nể đồng nghiệp hay bàng quang trước sai lầm của người khác không phải là đức tính của một luật sư nội bộ tốt. Tính quyết đoán cao cũng thể hiện ở niềm tin nội tâm đủ khả năng quyết định mọi việc với những rủi ro, những lợi ích mà công ty có thể đạt được trong xác lập giao dịch.
Legal counsel phải là người bình tĩnh, khách quan. Có thể, trong tư vấn pháp luật thông thường, những người có kiến thức và trí nhớ tốt về luật sẽ có lợi thế. Tuy nhiên, đã là Legal counsel, bạn sẽ phải đương đầu những thử thách lớn; khi đó bản lĩnh thể hiện trước hết ở sự bình tĩnh. Có trái tim nóng và cái đầu lạnh mới hy vọng giải quyết êm đẹp những vấn đề phức tạp. Khi nhìn nhận dưới góc độ luật sư nội bộ cần hết sức khách quan. Nhiệm vụ của Legal counsel là bảo vệ quyền lợi công ty mình nhưng nếu bảo vệ với tâm lí chủ quan thì không thể làm tốt nhiệm vụ ấy.
Legal counsel phải là người có bề dày văn hóa và thạo ngoại ngữ. Những cái đó không chỉ giúp luật sư có thể tìm hiểu văn bản pháp luật toàn cầu, những sự vụ, những trải nghiệm thực tế và tiền lệ, mà còn tạo thuận lợi để luật sư có thể giúp Công ty đàm phán, ký kết những hợp đồng lớn với đối tác nước ngoài.
3.2 Điều kiện học vấn đối với Legal counsel
- Bạn cần hoàn thành bằng luật tại trường đại học để trở thành một chuyên viên pháp chế.
- Một chương trình đào tạo thực hành không bắt buộc nhưng nên trải qua, như Khóa học pháp chế Doanh nghiệp chuyên sâu
- Chương trình đào tạo nghiệp vụ Luật sư tại Học viện tư pháp và hoàn thành quá trình tập sự và nhận chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật luật sư. Điều này là không nhất thiết phải thực hiện ngay sau khi học, hoặc ngay bây giờ, khi bạn chưa sẵn sàng.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Legal counsel là gì? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Legal counsel là gì?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận