Chúng ta thường thấy trên thực tế khi kết hôn, sau khi tổ chức nghi lễ và trở thành vợ chồng hợp pháp, sống chung với nhau thì vợ sẽ nhập khẩu về nhà chồng để chỉ chung một hộ khẩu. Tuy nhiên, điều này có phải là bắt buộc mà pháp luật quy định hay không và nếu lấy chồng không tách hộ khẩu thì sẽ thực hiện thủ tục như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Công ty luật ACC sẽ cùng người đọc tìm hiểu về vấn đề này từ các quy định hiện hành.

1. Nhập hộ khẩu là gì?
Để có thể trả lời cho câu hỏi lấy chồng không tách hộ khẩu thì trước tiên, chúng ta cần phải hiểu khái niệm nhập hộ khẩu.
- Nhập hộ khẩu là tên gọi khác của thủ tục đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
- Đăng ký thường trú là thủ tục đăng ký cư trú của:
+ Trường hợp 1: Công dân khi có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình và sinh sống ổn định, lâu dài tại địa chỉ đó.
+ Trường hợp 2: Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.
- Sau khi kết hôn, vợ về ở với chồng thuộc trường hợp thứ 2 trên. Bởi về nguyên tắc, khi nhập khẩu vào nhà chồng, bản thân người vợ không có quyền sở hữu hay được quyền sử dụng hợp pháp đối với địa chỉ thường trú (nhà, đất) - nơi chồng đang đăng ký thường trú. Do đó phải có sự đồng ý của chủ hộ hoặc chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú cùng chồng.
2. Quy định về nơi cư trú của vợ chồng
Bên cạnh việc hiểu về thủ tục nhập khẩu thì chúng ta cần đối chiếu các quy định của pháp luật về nơi ở của vợ chồng để quản lý của cơ quan nhà nước để trả lời cho câu hỏi lấy chồng không tách hộ khẩu có được không?
Pháp luật dân sự
- Căn cứ Điều 43, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nơi cư trú của vợ chồng như sau:
+ Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống
+ Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận
Pháp luật cư trú
- Căn cứ Điều 14, Luật cư trú năm 2020 cũng đưa ra những quy định liên quan đến nơi cư trú của vợ chồng với nội dung sau:
+ Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống
+ Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận
3. Sau khi lấy chồng không tách hộ khẩu
Nghĩa vụ sống chung của vợ chồng
Căn cứ quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, sau khi trở thành vợ chồng hợp pháp, vợ chồng phải có nghĩa vụ chung sống với nhau. Theo đó: Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Thỏa thuận nơi cư trú của vợ chồng
Tuy phải có nghĩa vụ sống chung nhưng việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng lại được pháp luật tạo điều kiện để có thể lấy chồng không tách hộ khẩu rằng: Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Từ đó, có thể thấy rằng, vợ chồng không nhất thiết phải cư trú tại cùng một địa chỉ mà có thể có nơi cư trú khác nhau khi hai người có thỏa thuận.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1 Để có thể nhập hộ khẩu vào nhà chồng cần đáp ứng điều kiện gì?
Nếu vợ nhập hộ khẩu về với chồng cần đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Chủ hộ đó đồng ý cho nhập hộ khẩu;
- Chủ sở hữu căn nhà đồng ý cho nhập hộ khẩu.
4.2 Làm thủ tục nhập hộ khẩu, tách hộ khẩu ở cơ quan nào?
- Công an xã, phường, thị trấn;
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Có bắt buộc nhập hộ khẩu vào nhà chồng sau khi lấy chồng không? không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Có bắt buộc nhập hộ khẩu vào nhà chồng sau khi lấy chồng không? uy tín, trọn gói cho khách hàng.
4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Có bắt buộc nhập hộ khẩu vào nhà chồng sau khi lấy chồng không? của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Từ những phân tích và các quy định pháp luật trích dẫn trên có thể kết luận rằng pháp luật không hề ngăn cấm việc người vợ lấy chồng không tách hộ khẩu từ nhà mẹ đẻ về nhà chồng. Thay vào đó, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về nơi sinh sống để đăng ký thường trú mà không cần bắt buộc vợ phải về sở và sống chung với chồng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý đến những trường hợp sẽ bị xóa đăng ký thường trú khi vợ sống chung với nhà chồng nhưng hộ khẩu lại vẫn đang ở nhà mẹ đẻ trong một thời gian dài theo quy định của pháp luật.
Nội dung bài viết:
Bình luận