Lập vi bằng là gì? (Cập nhật 2024)

Bạn đang thắc mắc vi bằng là gì, lập vi bằng là gì? Bạn muốn tìm hiểu cụ thể hơn về lập vi bằng như thẩm quyền, phạm vi lập cũng như giá trị pháp lý của vi bằng. Hay đơn giản hơn là muốn biết thêm về các trường hợp không được lập vi bằng. Còn chần chờ gì mà không lập tức theo dõi bài viết dưới đây. ACC sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi liên quan đến lập vi bằng là gì.

Lập vi bằng là gì
Lập vi bằng là gì

1. Vi bằng là gì? Lập vi bằng là gì?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Theo đó, lập vi bằng là sự ghi nhận sự kiện, hành vi (có thể thể hiện qua hình thức văn bản kèm hình ảnh, âm thanh, video) có thật một cách khách quan theo sự chứng kiến trực tiếp của Thừa phát lại. Việc lập vi bằng được thực hiện theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, cơ quan theo đúng trình tự quy định của pháp luật.

2. Giá trị pháp lý của vi bằng

Giá trị pháp lý của vi bằng được xác định như sau:

  • Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
  • Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng.

3. Các trường hợp không được lập vi bằng

Các trường hợp không được phép lập vi bằng bao gồm:

  • Làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân Thừa phát lại và những người thân thích của mình như: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha, mẹ, ông, bà; bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột của Thừa phát lại.
  • Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng như: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; tiết lộ bí mật nhà nước, phát tán bí mật nhà nước; có hành vi ra, vào, đi lại trong khu vực cấm;…
  • Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; trái đạo đức xã hội.
  • Thực hiện các hoạt động thuộc về công chứng, chứng thực như Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo đúng quy định.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi mà không có sự chứng kiến trực tiếp của Thừa phát lại
  • Các trường hợp khác.

Trên đây là một số thông tin chi tiết theo pháp luật hiện hành giải đáp về lập vi bằng là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (278 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo