Hướng dẫn Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu [Mới nhất 2024]

Các hoạt động đấu thầu mang lại những lợi ích về kinh tế cho cả chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện công trình. Tuy nhiên không phải các chủ thể đều biết tới quy định kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào. Nhằm đảm bảo các hoạt động đấu thầu bởi các chủ thể, pháp luật có ban hành nhiều văn bản quy định thực hiện. Ngoài việc đảm bảo hành lang pháp lý, thì các quy định cũng phần nào hướng dẫn các chủ thể thực hiện thủ tục này. Vậy Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (Cập nhật 2023) như thế nào sẽ được chúng tôi gửi tới Quý vị trong bài viết dưới đây.

lap-ke-hoach-lua-chon-nha-thau

Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (Cập nhật 2023)

1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu là gì?

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu là bản kế hoạch được thực hiện theo quy định điều 34 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, kế hoạch lựa chọn nhà thầu là căn cứ để lựa chọn nhà thầu và phê duyệt dự án.

2. Lập kế hoạch nhà thầu là gì?

Lập kế hoạch nhà thầu thầu là hoạt động lên kế hoạch, tạo ra tài liệu phân chia toàn bộ dự án thành và nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bao gồm: tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, sơ tuyển (nếu có), hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, đấu thầu trong nước hoặc quốc tế, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức ...

3. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?

Một trong những vấn đề khi tìm hiểu về Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đó là nguyên tắc lập. Quy định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xây dựng và xác lập trên ba nguyên tắc chính:

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được lập cho toàn bộ dự án. Trường hợp chưa đủ điều kiện trên, cần tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần ghi rõ số lượng các gói thầu và nội dung của từng gói.

- Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm cần căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ của dự án, phù hợp với quy mô dự án.

4. Quy định về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Phần tiếp theo không thể thiếu khi tìm hiểu về Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đó là quy định về nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Về nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần phải đáp ứng đầy đủ các vấn đề quy định tại Điều 35 Luật đấu thầu năm 2013, Hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKDT cụ thể như sau:

Thứ nhất, về tên của gói thầu đang cần lựa chọn nhà thầu:

Việc đặt tên cho gói thầu phải phù hợp với tính chất, nội dung và công việc của gói thầu đó. Riêng đối với những gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì bên cạnh tên của gói thầu cần phải đặt tên thể hiện về nội dung của những phần đó.

 Thứ hai, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải có đầy đủ thông tin về giá gói thầu.

- Trong trường hợp gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì phải ghi rõ giá ước tính của mỗi phần

- Đối với những gói thầu khác nhau thì giá gói thầu được xác định trên cơ sở các phương thức khác nhau, cụ thể:

+ Với những gói thầu về đầu tư, giá gói thầu là tổng mức đầu tư

+ Với các dự toán mua sắm thì giá gói thầu là dự toán

+ Đối với những gói thầu về dịch vụ (bao gồm tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi) thì giá gói thầu được xác định trên cơ sở thông tin về trung bình giá theo thống kê của những dự án trước đó.

Lưu ý:

- Giá gói thầu được xây dựng phải bao gồm cả các loại phí, lệ phí, thuế và cả chi phí dự phòng.

- Trong trường hợp cần thiết, trước ngày mở thầu 28 ngày, giá gói thầu có thể được cập nhật.

Thứ ba, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ về nguồn vốn hoặc những vấn đề liên quan đến vốn như phương thức, thời gian cấp vốn. Ngoài ra còn phải ghi rõ về thông tin của nhà tài trợ và cơ cấu của nguồn vốn đối với những trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

Thứ tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xây dựng cần thể hiện rõ về hình thức, phương thức lựa chọn cũng như thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Thứ năm, để làm căn cứ lập hồ sơ mời thầu, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần phải xác định rõ về hình thức của hợp đồng cũng như thời gian thực hiện.

5. Quy định hiện hành về trình tự lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Bước 1: Tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định

Theo quy định tại Điều 34 Luật đấu thầu năm 2013, tùy thuộc vào các loại gói thầu khác nhau mà kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập dựa trên cơ sở các căn cứ khác nhau, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với gói thầu là các dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ trên cơ sở sau:

- Nguồn vốn của dự án cần được lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

- Hành lang pháp lý điều chỉnh như các văn bản pháp lý, các điều ước, thỏa thuận quốc tế

- Các quyết định phê duyệt, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao chuẩn bị dự án,…

Thứ hai, đối với các gói thầu về mua sắm thường xuyên, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần dựa trên cơ sở:

- Nguồn vốn và các tiêu chuẩn, định mức về những trang thiết bị, phương tiện làm việc cần được mua mới hoặc thay thế, bổ sung theo quy định.

- Dựa trên cơ sở những quyết định, đề án đã được phê duyệt và kết quả thẩm định giá, báo giá của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Bước 2: Thực hiện việc trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Theo quy định tại Điều 37 Luật đấu thầu năm 2013 và Hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, việc trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện như sau:

Thứ nhất, thẩm quyền trình duyệt kế hoạch được phân định như sau:

- Chủ đầu tư của các gói thầu là dự án, bên mời thầu đối với những gói thầu mua sắm là người thực hiện việc trình duyệt.

- Đối với những gói thầu cần phải thực hiện trước khi có kế hoạch phê duyệt sẽ do đơn vị thuộc chủ đầu tư (hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án nếu trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư) phải có trách nhiệm trình duyệt.

Thứ hai, về nội dung của văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần đầy đủ các phần công việc sau đây:

- Những công việc đã được thực hiện từ việc chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước cho đến căn cứ pháp lý có liên quan.

- Các công việc không áp dụng được hình thức lựa chọn nhà thầu như đền bù giải phóng mặt bằng, công việc của ban quản lý dự án, các vấn đề về khởi công, khánh thành, trả lãi vay,…

- Những phần công việc nằm trong kế hoạch lựa chọn cũng như những công việc chưa đáp ứng đủ điều kiện để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

- Giá trị tổng của những công việc đã được nêu ở trên.

Thứ ba, kèm theo bản kế hoạch lựa chọn nhà thầu để trình duyệt thì người có thẩm quyền trình phải gửi kèm theo các tài liệu có liên quan về căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu của mình.

Bước 3: Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được trình duyệt

Theo quy định tại Điều 37 Luật đấu thầu năm 2013 và Hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện như sau:

- Tổ chức có thẩm quyền thẩm định kế hoạch tiến hành kiểm tra, đánh giá những nội dung liên quan của kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần được duyệt.

- Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, đánh giá, tổ chức được giao thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo để trình đến người có thẩm quyền phê duyệt về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Riêng những gói thầu thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt thì báo cáo được trình đến người đứng đầu chủ đầu tư (hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án).

Lưu ý: Thời hạn thực hiện thẩm định đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xác định là 20 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ trình duyệt đến ngày gửi báo cáo thẩm định.

Bước 4: Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật đấu thầu năm 2013 và Hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, người có thẩm quyền tiến hành phê duyệt đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ vào báo cáo thẩm định để thực hiện việc phê duyệt.

Kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định thì trong thời gian 5 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải thực hiện việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định.

6. Những câu hỏi thường gặp.

Phê duyệt lựa chọn nhà thầu là gì?

Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể hiểu là việc kiểm tra, đánh giá bằng văn bản của người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi dự án, dự toán mua sắm được phê duyệt hoặc đồng thời với quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện.

Thế nào là hồ sơ mời thầu?

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu đối với hồ sơ đấu thầu trực tiếp?

Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, gửi thư mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu.

Chủ đầu tư có thể tự lập và thẩm định hồ sơ mời thầu?

Bên mời thầu là đơn vị có năng lực, kinh nghiệm trong công tác lựa chọn nhà thầu thì có thể tự thực hiện các công việc như lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng phải bảo đảm các cá nhân thực hiện các công việc nêu trên không vi phạm hành vi bị cấm theo quy định tại Điểm c, Khoản 6, Điều 89 Luật Đấu thầu.
Cá nhân phải có chứng chỉ (chứng chỉ hành nghề đấu thầu và/hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu) theo quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu” (Cập nhật 2023) mà ACC gửi tới quý khách hàng. Đây là một bước quan trọng trong đấu thầu, nếu còn gì chưa hiểu rõ hãy liên hệ với ACC để được giải đáp!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (279 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo