Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết So sánh quyền lập hiến và quyền lập pháp [Cập nhật 2022].
1. Quyền lập hiến là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản, lập hiến là việc định ra Hiến pháp.
Quyền lập hiến là quyền làm Hiến pháp bao gồm sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới.
Ở Việt Nam, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quyền lập hiến thuộc về nhân dân không có nghĩa là mọi người dân đều tham gia trong quá trình soạn thảo, và làm ra Hiến pháp, trước tiên nhân dân sẽ thông qua quyền của mình, được bầu chọn cơ quan soạn thảo và thông qua hiến pháp. Mà quyền này cơ quan duy nhất được nhân dân trao cho đó là Quốc hội.
2. Quyền lập pháp là gì?
Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền lập pháp do Quốc hội thực hiện.
Tại Khoản 1 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ và quyền hạn “Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật”. Như vậy quyền lập pháp thuộc về Quốc hội và Quốc hội có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước khác thay mặt mình ban hành văn bản dưới luật để quản lý xã hội. Nội dung căn bản của quyền lập pháp chính là quyền đồng ý thông qua một chính sách hoặc một dự luật nào đó. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua dự án luật, tạo nên các quy tắc xử sự bắt buộc các chủ thể trong xã hội phải thực hiện.
3. So sánh quyền lập hiến và quyền lập pháp
Quyền lập hiến | Quyền lập pháp | |
Khái niệm | Quyền lập hiến là quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới. Khi lập ra được Hiến pháp, trên cơ sở của Hiến pháp quyền lập pháp mới được thực hiện. | Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. |
Chủ thể ban hành | Đều do Quốc hội thực hiện | |
Quy trình ban hành | Lập hiến là một công việc đòi hỏi sự phức tạp và chuyên môn cao nên đòi hỏi một tổ chức đại diện cho ý chí của nhân dân đứng ra đảm nhiệm, những người đại diện này phải là những người được nhân dân tin tưởng, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân | Quy trình xây dựng một đạo luật có các giai đoạn chủ yếu sau:
- Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; - Soạn thảo dự án luật, pháp lệnh; - Thẩm tra dự án luật; - Xem xét, thông qua luật; - Công bố luật. Các giai đoạn trên mang tính liên tục, kế tiếp nhau. Mỗi giai đoạn có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. |
Sản phẩm | Hiến pháp |
Các đạo luật |
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết So sánh quyền lập hiến và quyền lập pháp [Cập nhật 2022] do Luật ACC cung cấp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận