Quy định lắp đặt thi công hệ thống PCCC (Cập nhập 2024)

Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một trong những hệ thống quan trọng của một toàn nhà. Đây là hệ thống mang tính bắt buộc phải triển khai khi hoàn thiện công trình. Các chủ đầu tư phải tìm nhà thiết kê tư vấn lắp đặt, thi công hệ thống PCCC chất lượng uy tín để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Vậy lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

He Thong Pccc Nha Xuong
Quy định lắp đặt thi công hệ thống PCCC (Cập nhập 2022)

1. Nguyên lý làm việc chung khi lắp đặt hệ thống PCCC

- Các thiết bị phòng cháy và chữa cháy được lắp đặt tại các tất cả cái nơi có nguy cơ xảy ra cháy. Khi đám cháy bắt đầu, bộ phận phòng cháy bao gồm các cảm ứng nhiệt, cảm ứng khói và các chuông báo động bằng tay được kích hoạt. Chuyển thông tin về khu vực có cháy về hệ thống trung tâm điều khiển. Người trực có nhiệm vụ kiểm tra thực tế, thông báo bằng loa và hệ thống thoát hiểm hoạt động. Có thể kích hoạt chữa cháy tự động nếu hê thống được cài đặt sẵn. Nếu cần thiết sẽ báo cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, cùng các phương tiện chữa cháy tại chỗ đẻ đạp tắt đám cháy nếu có thể. Có thể cúp điện khu vực để đảm bảo an toàn trong khu vực cháy...

20211030_141458

2. Lợi ích lâu dài của việc lắp đặt hệ thống PCCC

- Nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra cho mọi công trình không kể lớn nhỏ, nhà dân sinh hay chung cư cao ốc .... Việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy là điều cần thiết giúp chúng ta chủ động phòng bị, cảnh báo xử lý đám cháy một cách nhanh nhất khi mới bắt đầu. Việc bảo trì bảo dưỡng hệ thống cũng chỉ diễn ra định kỳ mà ít khi hoạt động (thường khi diễn tập chữa cháy). Một hệ thống phòng cháy chữa cháy có thể đi theo công trình trọn đời mà ít khi cần thay thế. Hệ thống hoạt động dựa trên tự động, không yêu cầu lực lượng thường trực như các hệ thống khác. Tất cả điều đó mang lại một tâm lý yên tâm khi làm việc, sản xuất kinh doanh mà có một hệ thống bảo vệ an toàn khi có cháy.

20211030_142929

3. Hệ thống PCCC nào là tốt nhất hiện nay?

- Mỗi một công trình có những đặc điểm riêng về diện tích xây dựng, về thiết kế thi công hệ thống PCCC công năng sử dụng, về con người. Trang thiết bị khác nhau nên để lắp đặt một hệ thống phù hợp thì nhà thiết kế sẽ nghiên cứu thực tế để lên phương án và được các cơ quan chức năng kiểm định. Mỗi hệ thống có một điểm mạnh, điểm yếu khác nhau nhưng phải đảm bảo nguyên tắc. Cảnh báo cháy sớm, ngăn chặn kịp thời khi mới phát sinh, đủ sức chữa cháy khi lửa bùng phát. Bạn cần một thiết kế tốt nhất thì cần có chuyên gia về PCCC nghiên cứu thực tế sẽ giúp bạn tạo ra một hệ thống PCCC đáp ứng yêu cầu trên

 

3. Quy trình lắp đặt, thi công hệ thống PCCC

3.1. Mạng lưới các hệ thống trong lắp đặt, thi công hệ thống PCCC

- Thiết kế, xây dựng, lắp đặt, thi công hệ thống PCCC phải dựa trên ý thức chủ động phòng ngừa cháy nổ. Cho chính chủ công trình, cho gia đình và môi trường mình làm việc. Hê thống mang lại an toàn tránh các thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra. Gây gián đoạn về sinh hoạt, sản xuất kinh doanh... Không nên hiểu là việc làm bắt buộc của cơ quan PCCC hoặc bảo hiểm cho công trình mà phải thiết lập xây dựng

- Để các hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động tốt khi có cháy xảy ra thì chúng ta cần biết. Hệ thống phòng cháy chữa cháy là tổ hợp của nhiều hệ thống từ cảnh báo, thông báo, chữa cháy. Nó cần có thiết kế đồng bộ, hoạt động liền mạch và chất lượng phải tốt mới đảm bảo công tác chữa cháy. Điểm yếu của hệ thống là chúng ta không thể đánh giá ngay và trọn bộ hệ thống có hoạt động tốt hay không mà chỉ có thể kiểm tra một phần qua các buổi diễn tập chữa cháy thoát nạn. Hệ thống hoạt động trong cả thời gian dài nên sẽ có thể xảy ra lỗi ở đâu đó

- Vì lý do này mà khi thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy, lắp đặt và thử nghiệm cần tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy được quy định trong ngành an toàn phòng cháy. Như với bất kỳ dự án thiết kế kỹ thuật nào, chủ đầu tư luôn mong muốn một hệ thống hoạt động tốt trong bất kỳ thời điểm nào và chi phí hợp lý nhất. Bài viết này đề cập đến một quy trình thiết lập, xây dựng một  hệ thống PCCC chuẩn mực và tránh những sai lầm thường xảy ra. Bài viết của chúng tôi đề cập nhiều đến quy trình mà một chủ đầu tư đang muốn xây dụng cho mình một hệ thống phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp, hiện đại ngày nay

20211030_141031_1

3.2. Nắm rõ thông số kỹ thuật khi lắp đặt, thi công hệ thống PCCC

- Khi nhận một công trình thiết kế PCCC thì chủ đầu tư phải cung cấp cho nhà thiết kế mọi thiết kế liên quan giữa xây dựng và phòng cháy chữa cháy. Đưa ra những yêu cầu về hê thống và việc liên quan tới công năng sử dụng của công trình cần thiết kế. những thông tin sai lạch sẽ cho ra những thiết kế không phù hợp và giá thầu cho công trình sẽ không đung sẽ dẫn đến những bất lợi khi đưa công trình vào nghiệm thu và sử dụng, vận hành

- Để cho ra các thông số kỹ thuật về thiết kế thi công hệ thống PCCC phù hợp thì chủ đầu tư phải biết thông tin về tòa nhà và mục đích sử dụng của công trình hiện hữu. các thông tin cơ bản cho công trình đó là : Loại công trình, số tầng (tầng hầm và lầu), tổng diện tích xây dựng và diện tích sử dụng, chiều cao thiết kế, thông tin về thiết kế của tầng hầm và những công trình phụ trợ tương tự. Một số công trình liên quan xung quanh như (phòng nồi hơi, các công trình liên quan đến chất lỏng dễ cháy/dễ cháy trạm bơm nước ...). Phải được đề cập và xây dựng trong mối tương quan với công trình chính và có sự hỗ trợ trong công tác chữa cháy nếu xảy ra

3.3. Sử dụng thông tin chính xác khi lắp đặt hệ thống PCCC

- Dựa trên thông tin của chủ đầu tư và nhà thiết kế xây dụng công trình, chủ đầu tư đưa ra các yêu cầu cho một hệ thống chữa cháy. Chẳng hạn như loại hệ thống chữa cháy nào (ví dụ: hệ thống chữa cháy vách tường, chữa cháy khí trong khu vực nào, hệ thống chữa cháy bọt ...). Ngoài ra, mật độ thiết kế và nơi quan trong khi lắp đặt, các thương hiệu thiết bị sẽ được sử dụng, và cuối cùng các tiêu chuẩn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy cần được áp dụng cho công trình

- Những thông tin chi tiết về từng thiết bị kỹ thuật được nhà thiết kế đưa ra càng chi tiết càng tốt. Điều đó sẽ đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật như áp lực nước trong hệ thống chữa cháy cần tối thiểu, tốc độ phun nước trong hệ thống phun nước tự động hay sức chịu đựng của các máy bơm PCCC khi hoạt động hết công suất. Giữa nhà thiết kế, lắp đặt, nhà thầu cùng thống nhất để đảm bảo lắp đúng, đủ và chất lượng cho thiết bị công trình

20210607_104414

3.4. Giá thầu khi lắp đặt hệ thống PCCC

- Một nhà thầu thi công phòng cháy chữa cháy khi nhận công trình sẽ được giao trọn gói về phòng cháy chữa cháy. Nhưng để đảm nhiệm thi công thì họ không thể thi công toàn bộ mà chia nhỏ ra thành các gói thầu nhỏ hơn cho các đơn vị khác. ví dụ như : Hệ thống chữa cháy nước, hệ thế cảnh báo nhiệt hoặc khói, hệ thống an ninh camera quan sát, hệ thống bơm nước ... Được mỗi một đơn vị phụ trách. điều này sẽ ảnh hưởng tới giá thầu cho toàn bộ công trình của bạn

- Khi một thiết kế PCCC hoan chỉnh thì việc tìm nhà thầu có năng lực thực sự và uy tín cũng không dễ dàng, bạn cần chọn lựa thông qua thực tế việc họ đang làm cho những dự án thành công. điều này cũng đảm bảo tốt hơn cho bạn khi trong quá trình thi công hệ thống PCCC phát sinh nhiều yếu tố kỹ thuật, an toàn, trách nhiệm với công trình. điêu này cùng giúp cho bạn yên tâm hơn khi giao công việc và an toàn cho xây dựng

- Sự phối hợp giữa nhà thiết kế PCCC và chủ đầu tư kết hợp với nhà thi công xây dựng cần thống nhất trên mọi phương diện. Trách nhiệm pháp lý, chất lượng thiết bị thi công, bên tham gia giám sát thực hiện và an toàn trong quá trình làm việc. Yếu tố quan trọng là duy trì bảo hành, bảo trì cho thiết bị nhất là khi thiết bị PCCC không phải được sử dụng thường xuyên mà có thể là rất lâu mới xảy ra sự cố để vận hành. Mọi vấn đề đều được triển khai trên thỏa thuận văn bản và trách nhiệm pháp lý giữa các bên tham gia

20210607_094616

3.5. Lưu ý trong thiết kế hệ thống PCCC

- Trong thực tế ngành thiết kế thi công hệ thống PCCC nói chung. Nhà thầu phòng cháy chữa cháy luôn có những thiết kế chuẩn mực đáp ứng nhu cầu cho từng loại công trình để khi thẩm duyệt thiết kế cho cơ quan chức năng được thuận tiện nhất, đúng yêu cầu của luật. Các kỹ thuật viên chuyên nghiệp của cty PCCC sẽ bám sát yêu cầu của chủ đầu tư để có thiết kế phù hợp và tiết kiệm nhất

- Để kiểm tra chi tiết các hồ dơ dự thầu, đại diện kỹ thuật của chủ công trình nên xem xét kỹ lưỡng các bản vẽ và tính toán thiết kế về tính chính xác kỹ thuật PCCC và các vấn đề liên quan và tuân thủ các thông số kỹ thuật đã thống nhất. Chỉ sau khi đại diện của chủ đầu tư công trình và nhà cung cấp và các công ty bảo hiểm đã chấp nhận các bản vẽ và tính toán thì họ mới xin thẩm duyệt bản thiết kế cho cơ quan PCCC địa phương thẩm duyệt theo quy trình

- Hầu hết các thi công phòng cháy chữa cháy không có khả năng thông số kỹ thuật của một số thiết kế chuyên biệt, chẳng hạn như bảo vệ tuabin, máy phát, thiết bị lưu trữ điện, xử lý chất lỏng, chất dễ cháy và bể chứa dung dịch LPG. Những thiết bị có những đặc tính, yêu cầu khi lắp đặt. Trong những trường hợp như vậy, bên thiết kế PCCC nên được các công ty cung cấp thông tin và hỗ trợ trong thiết kế, thi công. Việc kiểm tra giám sát cũng cần những nhà cung cấp thiết bị này giám sát và hỗ trợ trong quá trình tích hợp vào hệ thống chữa cháy cả công trình

20210607_103651_1

3.6. Cài đặt hệ thống khi lắp đặt hệ thống PCCC

- Chỉ sau khi bản thiết kế được các đơn vị tham gia thống nhất và đươc cơ quan PCCC địa phương xác nhận đã thẩm duyệt cho thi công thì việc cài đặt hệ thống mới bắt đầu. Việc cơ quan quản lý xác nhạn như vậy sẽ không làm cho việc thay đổi trong thiết kế dẫn đến không khớp trong thi công các hệ thống. Quy trình làm việc an toàn phòng cháy chữa cháy nên được áp dụng cao trong quá trình lắp đặt. Bao gồm an toàn lắp đặt và giám sát đúng cách về cắt và hàn. Đại diện chủ công trình/chủ đầu tư nên thực hiện kiểm tra tiến độ định kỳ để kiểm tra các vấn đề phát sinh không phù hợp và thực hành công việc tốt.

3.7. Đánh giá cho quá trình lắp đặt, thi công hệ thống PCCC

- Việc đánh giá hệ thống phòng cháy chữa cháy sau khi lắp đặt được thực hiện bởi các chuyên gia PCCC của cơ quan chức năng. đánh giá dựa trên bản thiết kế đã được thẩm duyệt trước đó để đảm bảo thiết kế và thi công trùng khớp. các bước tiến hàng chạy thử nghiệm từng hệ thống đơn lẻ trên tổng hệ thống PCCC. Các chuyên gia của các cơ quan chức năng có trách nhiệm đảm bảo từ chất lượng, thông số kỹ thuật của từng vật liệu, kỹ thuật đến lắp ráp sẽ khôn có sự thay đổi trong thiết kế trước đó

- Việc đánh giá còn được đi kèm cùng với các nhà cung cấp thiết bị, các công ty bảo hiểm cho công trình. Việc vận hành chạy thử giống như hoạt động thật sự của hệ thống trong công tác báo cháy và chữa cháy. Thiết bị được vận hành tối đa và trong nhiều thời gian khách nhau cho nhiều tình huống đặc biệt mà có thể trong thực tế sẽ xảy ra tình huống. Việc đánh giá về sứ chịu tải của thiết bị độ an toàn và các tính năng cảm biến, cơ động của thiết bị chữa cháy để chắc chắn thiết bị được lắp đặt đúng loại, đúng quy trình, đúng chất lượng

C%C3%A0i%20%C4%91%E1%BA%B7t%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20khi%20l%E1%BA%AFp%20%C4%91%E1%BA%B7t%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20PCCC20210607_075042

3.8. Kiểm tra hệ thống sau khi lắp đặt, thi công hệ thống PCCC

- Một sư thật là các hệ thống phòng cháy và hệ thống chữa cháy không thể được kiểm tra thực tế khi có cháy nổ mà chỉ được kiểm tra đánh giá qua thông số kỹ thuât. Tất cả các bước kiểm tra chỉ mang tính tin cậy và có khả năng hoạt động tốt cao hay thấp cho một hệ thống trước khi đưa nó vò vận hành. Các thử nghiệm thực tiễn cho hệ thống nhằm đánh giá khả năng phản ứng mang tính điểm hình, từng cụm, bộ phận để cho phép đưa vào hoạt động thực tế

- Đối với các hệ thống chữa cháy liên quan tới nước, thì đó là các bài đánh giá thử nghiệm xả nước, kiểm tra toàn bộ các van kích hoạt và kiểm tra tất cả các báo động liên quan khả năng phun áp lực nước trong giới hạn cao nhất. Đối với cá hệ thống chữa cháy bằng khí, hoặc bọt, thì việc kiểm tra là vận hành hoàn chỉnh và phun thủ nghiệp tự động hoặc được ích hoạt cho các hệ thống chữa cháy bằng carbon dioxide và các chất làm sạch môi trường

- Đối với các hệ thống thông khí, thoát khí hút gí, hút khói cần được kiểm tra với tính năng hút và thổi tự động đảm bảo làm sạch, thoáng cho mọi khu vực có thể có cháy gây khói, nhiệt và làm cản trở thoát nạn và chữa cháy

3.9. Cơ quan đánh giá lắp đặt hệ thống PCCC

- Tất cả các cơ quan xem xét phải được thông báo về ngày thử nghiệm để họ có thể cử đại diện đến chứng kiến ​​thử nghiệm. Việc kiểm tra đánh giá hệ thống phải do các chuyên gia của cơ quan PCCC kiểm nghiệm cụ thể, đánh giá chi tiết hoạt động và xác nhận cho tùng bộ phận công trình

- Trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá chi tiết hệ thống PCCC thực tế. Các phương pháp và kết quả thử nghiệm thực tế cần được xem xét với sự chứng kiến của các bên liên quan ​​để đảm bảo rằng nhà thầu lắp đặt đúng mọi tiêu chuẩn và thỏa thuận. Trong quá trình kiểm tra thì ngoài việc lập biên bản kiểm nghiệm thì thường được ghi âm, ghi hình lại để làm cơ sở tài liệu cho việc đanh giá sau này. Việc đánh giá được tiến hành tuần tự theo quy trình định sẵn. Từ phần cứng đến phần mền điều hành của toàn hệ thống, từ các cảm biến, độ nhạy đến các tín hiệu báo động báo cháy, việc hệ thống tự động kích hoạt ... Các yếu tố trên nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động tốt nhất khi sư cố cháy có thể xảy ra

4. Câu hỏi thường gặp

Các dấu hiệu ban đầu để nhận biết đám cháy?

Thông thường sẽ có 3 cách phổ biến để nhận biết có đám cháy đang xảy ra đó là mùi, khói, ánh lửa và tiếng nổ được tạo ra từ đám cháy.

– Mùi của các sản phẩm cháy :

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ và chúng bắt nguồn từ những sản phẩm cháy khác nhau. Mùi của các sản phẩm cháy được hình thành do sự cháy không hoàn toàn của chất cháy tạo nên.

Vì vậy mà mỗi sản phẩm cháy là có một mùi riêng nhưng mọi người vẫn thường gọi chung là mùi khét. Mùi này rất khó ngửi, gây cảm giác khó chịu và rất dễ nhận biết, đặc biệt là ở cự ly gần.

– Khói thoát ra từ đám cháy :

đây là sản phẩm của sự cháy, được sinh ra từ nhiều chất cháy khác nhau nên sẽ có màu sắc khác nhau. Những màu sắc này còn phụ thuộc vào điều kiện cháy đủ không khí hoặc thiếu không khí.

Quy mô của đám cháy càng lớn thì lượng khói sinh ra càng nhiều. Khói trong đám cháy chứa nhiều khí độc khác nhau nên sẽ rất nguy hiểm khi hít phải.

– Ánh lửa và tiếng nổ :

Là biểu hiện đặc trưng của phản ứng cháy từ sự phát sáng của ngọn lửa mà phát hiện được đám cháy.

Có những loại chất chữa cháy nào ?

Nước:

Đây là chất chữa cháy thông dụng và có sẵn tại hẫu hết mọi nơi và sử dụng đơn giản. Nguyên lý chữa cháy của nước thông qua việc hấp thụ nhiệt lượng đám cháy và làm mất khả năng duy trì sự cháy.

Nước chỉ dùng để chữa cháy cho các đám cháy loại A, tức là đám cháy chất rắn như gỗ, nhựa, kim loại. Tuyệt đối không được sử dụng nước để chữa cháy cho các đám cháy xăng dầu vì chúng nhẹ hơn nước và không hòa tan với nước nên sẽ làm đám cháy lan rộng ra hơn.

Với những đám cháy trong khu vực có điện, cần ngắt hết nguồn điện trước khi sử dụng nước để dập lửa.

Hóa chất khô :

Loại này bao gồm các loại bột chữa cháy được chứa trong các bình chữa cháy xách tay, treo trần hoặc xe đẩy.

Nguyên lý chữa cháy của bột khô là tạo ra sự cách ly giữa đám cháy và khí oxy, ngăn không cho khí oxy tiếp xúc với đám cháy, từ đó làm tắt đám cháy.

Loại bột khô này có thể chữa cháy cho cả 3 loại đám cháy A, B và C đó là đám cháy chất rắn, lỏng và khí.

Bình chữa cháy:

Bình chữa cháy Firepro Xtinguish 3000g – FNX-3000T

Bình chữa cháy Firepro Xtinguish 40g FNX-40T

Bình chữa cháy Firepro Xtinguish 5700g – FNX-5700T

Bình chữa cháy Firepro Xtinguish 20g FNX-20T

Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy cần có nhiều loại thiết bị pccc và được tiến hành theo một sơ đồ thiết kế kỹ thuật đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nguyên lý hoạt động đơn giản và độ chính xác cao.

 

Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho biết mức độ của đám cháy và có cần tới sự hỗ trợ của lực lượng cứu hỏa hay không. Có 2 hệ thống báo cháy là: hệ thống báo cháy thông thường và hệ thống báo cháy địa chỉ. Một hệ thống phòng cháy chữa cháy có:

Trung tâm báo cháy

Là bộ phận hiển thị tất cả các thông tin hoạt động của hệ thống pccc. Trung tâm báo cháy cung cấp thông tin cảnh báo cho con người khi phát hiện ra đám cháy hoặc sự cố kỹ thuật.

Hệ thống báo cháy gồm những gì? Các thiết bị quan trọng của trung tâm báo cháy:

  • Biến thế
  • Mainboard điều khiển
  • Battery
  • Module

Thiết bị đầu ra

Các thiết bị đầu ra phát tín hiệu cảnh báo cháy là:

  • Bàn phím hiển thị
  • Bộ quay số điện thoại tự động
  • Chuông hoặc còi báo động và đèn báo

Thiết bị đầu vào

Thiết bị đầu vào tiếp nhận thông tin từ bên ngoài và truyền tín hiệu về hệ thống trung tâm báo cháy.

  • Các loại đầu báo: đầu báo nhiệt (phát hiện nhiệt độ bất thường), đầu báo gas (phát hiện rò rỉ khí gas), đầu báo khói (phát hiện khói) và đầu báo lửa(phát hiện tia cực tím từ ngọn lửa)
  • Công tắc nhấn khẩn cấp

XEM THÊM:>>>Thiết bị phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Trên đây là một số thông tin lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (404 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo