Lao động tự do là gì? Chính sách hỗ trợ người lao động tự do

Lao động tự do là một trong những hình thức lao động đã trở nên khá phổ biến, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid hoành hành, hàng nghìn người lao động trong nước thất nghiệp. Vậy lao động tự do là gì? Liệu có các chính sách nào hỗ trợ nhóm người này hay không? Bài viết của ACC hôm nay sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin về hình thức lao động này.
Hảngong

1. Lao động tự do

  • Theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, lao động tự do là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động.
  • Trên thực tế, thông thường những lao động này sẽ có mức thu nhập không ổn định, không được tính theo tháng hay quý cụ thể. Hiện nay, người lao động tự do thuộc một trong những công việc đó là: Xe ôm truyền thống, người bán hàng rong, bán vé số, thợ xây, thợ hồ, người thu gom rác, phế liệu, người giúp việc nhà/trông giữ trẻ, người làm nghề bốc vác, vận chuyển hàng hóa; tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực: ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (massage, xoa bóp y học, châm cứu), lĩnh vực làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, nail); lĩnh vực dịch vụ (karaoke, spa, internet, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, phòng trà, phòng tập gym, thể dục thể thao)…
  • Một cách dễ hiểu thì lao động tự do là những người làm nhiều công việc khác nhau trong một thời gian, không mang tính ổn định lâu dài và đặc biệt là không ký kết hợp đồng lao động.
Tìm hiểu Bộ luật Lao động 2019 và toàn bộ điểm mới đáng chú ý trong bài viết Bộ luật lao động 2019.
2. Chính sách hỗ trợ người lao động tự do
  • Trong khoản 12 Nghị quyết 68 có nêu:“Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác:

    Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động”

    Cần hiểu rằng đối với khoản hỗ trợ này, Chính phủ chỉ đạo mỗi địa phương (các tỉnh, thành phố) sẽ xây dựng tiêu chí riêng, xác định đối tượng và mức hỗ trợ khác nhau nhưng không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người. Việc hỗ trợ này còn phụ thuộc vào khả năng ngân sách của từng địa phương, chính vì vậy cho đến thời điểm này không phải toàn bộ các tỉnh thành trên cả nước đều có chính sách hỗ trợ NLĐ tự do thực hiện theo chỉ đạo trên.

Sau đây là một số điều kiện hỗ trợ người lao động tự do trong một số trường hợp:

2.1 Đối với người lao động bị chấm dứt hợp lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Về điều kiện:
Người lao động được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau đây: có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trước thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2020 và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 15 tháng 6 năm 2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định; không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Về hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện:+ Hồ sơ đề nghị theo Phụ lục kèm theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg
+ Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát và xác nhận mức thu nhập, tổng hợp danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Ủy ban nhân, dân cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong 02 ngày làm việc.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.2 Đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương

- Về điều kiện:
  • Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến ngày 01 tháng 6 năm 2020.
  • Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
  • Làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 31 tháng 3 năm 2020) do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

- Về trình tự, thủ tục:

  • Hồ sơ đề nghị theo Phụ lục kèm theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg;
  • Doanh nghiệp lập Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 1 Quyết định này; đề nghị tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có) và cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận Danh sách này.
  • Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Danh sách theo đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này và gửi doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở. Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ.

3. Câu hỏi thường gặp

Lao động tự do không có đăng ký thường trú, tạm trú thì có được hỗ trợ hay không?

Theo quy định chung của các địa phương, người lao động phải cư trú hợp pháp tại địa phương đó thì mới nhận được hỗ trợ. Theo luật cư trú, cư trú hợp pháp tức là phải có đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú. Như vậy trong trường hợp bạn có hộ khẩu ở quê, nhưng lên thành phố để sinh sống và làm việc tự do, mà không đăng ký tạm trú ở đây, thì không nằm trong diện nhận được hỗ trợ.

Nếu đáp ứng đủ điều kiện, phải làm thủ tục nhận hỗ trợ như thế nào? 

Như vậy, nếu thuộc đối tượng nhận được hỗ trợ, người lao động không cần chủ động làm bất cứ thủ tục gì, chỉ cần biết mình có ở trong Danh sách hỗ trợ của địa phương hay không.

Danh sách những đối tượng được hỗ trợ do ai kiểm tra, phê duyệt? 

Theo quy định của các địa phương hiện nay, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn sẽ có trách nhiệm rà soát các đối tượng, lên danh sách những người thuộc diện nhận được hỗ trợ. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã phê duyệt danh sách.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về bài viết: Lao động tự do là gì? Chính sách hỗ trợ người lao động tự do. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ chúng tôi qua Website: https://accgroup.vn/

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo