Lao động trừu tượng là gì? Cập nhật mới nhất (2022)

Hiện nay, đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia thì các vấn đề về lao động là những vấn đề đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Bởi lẽ lao động là một trong những vấn đề ở khâu đầu vào có tác động đáng kể đến thành quả. Hiện nay, việc phân loại lao động được chia ra theo nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó có thể căn cứ vào tính chất hai mặt của lao động sản xuất có thể có lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Vậy lao động trừu tượng là gì? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

 

Lao động Trừu Tượng Là Gì

lao động trừu tượng là gì

1. Lao động là gì?

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, trong quá trình lao động, con người vận dụng sức lực của bản thân, sử dụng các công cụ lao động để tác động vào các yếu tố tự nhiên, biến đổi chúng và làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của con người, nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Trong phát triển kinh tế, quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động để đưa các tư liệu lao động vào sản xuất để tạo ra sản phẩm, của cải vật chất cho xã hội.

Lao động tức chỉ tới các hoạt động của con người làm việc để tác động làm biến đổi các vật chất tự nhiên hoặc nguyên liệu nào đó thành sản phẩm có giá trị sử dụng. Tạo ra của cải vật chất có giá trị phục vụ cho xã hội, con người sử dụng và giúp cho văn minh nhân loại phát triển hơn.

Lao động có những đặc điểm riêng biệt của nó và trong quá trình thực hiện sẽ có chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng, năng lực tốt chính là đích đến của nhiều doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Các đặc điểm của lao động cụ thể như sau:

  • Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động luôn được xem là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia.
  • Lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng tới những chi phí đầu từ khác của quá trình sản xuất. Lao động là yếu tố đầu vào, nó sẽ có tác động đến các chi phí khác như chi phí vận hành, quản lý, chi phí cho trang thiết bị hiện đại thay thế cần thiết...
  • Lao động là một bộ phận của dân số: Lao động là người được hưởng lợi ích của quá trình phát triển. Khi việc sản xuất, kinh doanh tạo ra lợi nhuận sẽ làm cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, từ đó người lao động được tăng lương, chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao.
  • Lao động có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau như theo trình độ kỹ năng: lao động phổ thông, lao động bán kỹ năng, lao động chất lượng cao...
  • Lao động cũng có thể được phân loại theo bản chất của mối quan hệ với người sử dụng lao động. Phần lớn người lao động là người làm công ăn lương. Điều này có nghĩa là họ được giám sát bởi một ông chủ. Họ cũng nhận được một mức lương ấn định hàng tuần hoặc hai tuần hoặc một tháng một lần và thường xuyên nhận được những lợi ích nhất định.
  • Lao động được đo bằng lực lượng lao động hoặc nhóm lao động. Để được coi là một phần của lực lượng lao động, bạn phải sẵn sàng làm việc và đã tìm kiếm việc làm gần đây.
  • Quy mô của lực lượng lao động không chỉ phụ thuộc vào số lượng người trưởng thành mà còn phụ thuộc vào khả năng họ cảm thấy họ có thể kiếm được việc làm. Đó là số người trong một quốc gia có việc làm cộng với số người thất nghiệp.

2. Phân loại lao động

Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị là do lao động của người sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hóa.

Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là các thuật ngữ xuất hiện trong kinh tế chính trị Mac-Lenin dùng để chỉ về tính chất hai mặt của lao động sản xuất đó là vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể), lại vừa mang tính chất trừu tượng (lao động trừu tượng). Các Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt đó.

3. Lao động trừu tượng là gì?

Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung.

Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.

Ví dụ: Lao động của thợ mộc và thợ may là hai loại lao động cụ thể khác nhau, sử dụng những công cụ, phương pháp, kỹ thuật khác nhau để tạo ra những sản phẩm có mục đích, giá trị sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy thì chúng đều có điểm chung là được tạo ra bởi công sức lao động, sự tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh của người lao động.

Đặc điểm của lao động trừu tượng bao gồm:

  • Lao động trừu tượng giống nhau về chất, bởi thuần tuý là hao phí sức lực của con người.
  • Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.
  • Lao động trừu tượng mang phạm trù lịch sử của sản xuất hàng hóa.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề lao động trừu tượng là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về lao động trừu tượng là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo