Quy định về lãnh thổ quốc gia trong luật quốc tế

Chủ quyền quốc gia gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Quyền tối cao của quốc gia ở trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá... không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Theo dõi bài viết dưới đây của ACC để có thêm thông tin về luật quốc tế về chủ quyền quốc gia nhé. 

Lãnh Thổ Quốc Gia Trong Luật Quốc TếLãnh thổ quốc gia trong luật quốc tế

1. Luật quốc tế là gì?

Luật quốc tế có thể hiểu là tổng thể những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh, thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau trong những trường hợp cần thiết cần thiết luật quốc tế được bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thi hành hoặc bằng sức đấu tranh của nhân dân cùng dư luận tiến bộ Thế giới.

2. Lãnh thổ quốc tế là gì?

Lãnh thổ là thuật ngữ có nguồn gốc từ từ tiếng La tinh “Tera” có nghĩa là đất đai, Trái Đất, trong luật quốc tế hiện đại, lãnh thổ được xác định là toàn bộ Trái Đất, bao gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất và kể cả khoảng không vũ trụ.

Lãnh thổ quốc tế là những bộ phận lãnh thổ được sử dụng chung cho cả cộng động quốc tế như biển quốc tế, vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế, vùng trời quốc tế, vùng đáy biển quốc tế, khoảng không vũ trụ (kể cả Mặt trăng và các hành tinh) và Châu Nam cực.

Đối với lãnh thổ quốc tế, tất cả các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế đều có quyền bình đẳng sử dụng với mục đích hòa bình và phát triển. Nguyên tắc chung được ghi nhận tại các ngành luật của hệ thống luật quốc tế như Nguyên tắc tự do biển cả (trong Luật biển quốc tế); nguyên tắc tự do bay trong vùng trời quốc tế (Luật hàng không quốc tế); nguyên tắc vùng và di sản trên vùng là di sản chung của nhân loại; nguyên tắc tự do nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ  (trong Luật vũ trụ quốc tế). Tính chất sở hữu quốc tế không chấp nhận việc bất cứ một quốc gia nào xác lập chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của mình đối với bất kỳ một bộ phận nào của lãnh thổ quốc tế.

Lãnh thổ quốc tế trong Tiếng anh là “International territory”.

3. Quy định về lãnh thổ quốc gia trong luật quốc tế

Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm.

Lãnh thổ quốc gia bao gồm các bộ phận sau:

– Vùng đất là bộ phận lãnh thổ mà không một quốc gia nào không có. Vùng đất gồm có đất liền của lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia.

– Vùng nước: là toàn bộ các vùng nước nằm phía trong đường biên giới của quốc gia trên biển, gồm vùng nước nội thủy (vùng nước biển nằm phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển của quốc gia- trong nội thủy, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối); vùng nước lãnh hải (vùng nằm phía trong đường biên giới biển của quốc gia, giáp với đường cơ sở- trong lãnh hải, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ).

– Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước của quốc gia, được xác định bởi đường biên giới bao quanh và đường biên giới trên cao của vùng trời quốc gia.

– Vùng lòng đất: là phần đất nằm dưới vùng đất, vùng nước của quốc gia.

4. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ:

Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diện cơ bản:

Một là, phương diện quyền lực.

– Quyền lực này mang tính hoàn toàn, riêng biệt, không chia sẻ với bất cứ quốc gia nào khác và là chủ quyền thiêng liêng của từng quốc gia.

– Quốc gia thực hiện quyền tài phán của mình đối với người và tài sản trong phạm vi lãnh thổ một các không hạn chế (trừ trường hợp vì lợi ích của toàn thể cộng đồng hay vì lợi ích của một quốc gia nhất định và ý chí chủ quyền của nhân dân). Trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia được tiến hành mọi hoạt động với điều kiện các hành vi đó không bị luật quốc tế cấm.

– Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ không loại trừ các ngoại lệ đã xuất hiện trong thực tiễn quan hệ quốc tế như không áp dụng luật nước mình đối với công dân nước ngoài trên lãnh thổ nước mình (viên chức ngoại giao-lãnh sự) hoặc không loại bỏ hiệu lực của luật nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của mình nếu điều này được quy định trong luật quốc gia cũng như trong điều ước quốc tế.

– Đi đối với việc thực hiện chủ quyền lãnh thổ, quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ của quốc gia khác.

Hai là, về phương diện vật chất.

– Theo quan niệm đúng đắn được chấp nhận rộng rãi thì môi trường tự nhiên của quốc gia- đất đai, nước, không gian,…là nội dung vật chất của lãnh thổ quốc gia và thuộc về quốc gia trong phạm vi được giới hạn bởi đường biên giới quốc gia.

– Quốc gia có quyền sở hữu một cách đầy đủ, trọn vẹn trên cơ sở phù hợp với lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên vùng lãnh thổ đó và phù hợp với các quyền dân tộc cơ bản. Mọi sự thay đổi hoặc định đoạt liên quan đến số phận của một vùng đất nào đó của lãnh thổ quốc gia phải dựa trên quyền dân tộc tự quyết mới được coi là hợp pháp.

Quy chế pháp lý dành cho lãnh thổ quốc gia.

Nội dung quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia thể hiện qua các văn bản pháp luật quốc gia:

– Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ.

– Quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế- xã hội phù hợp với các đặc điểm của quốc gia.

– Quyền tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia.

– Quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình.

– Thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (trừ trường hợp pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia hoặc ký kết có quy định khác),…

Trên đây là một số thông tin chi tiết về lãnh thổ quốc gia trong luật quốc tế. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo