Tìm hiểu cách làm sổ tiết kiệm ngân hàng

Hiện nay thị trường chứng khoán đang có nhiều nguy cơ rủi ro. Chính vì thế việc tích góp bằng tiền mặt là một hình thức an toàn hơn hết. Thông thường, tiền tích góp sẽ gửi tại ngân hàng thông qua sổ tiết kiệm nhằm mục đích sinh lời. Vậy hãy cùng ACC Tìm hiểu cách làm sổ tiết kiệm ngân hàng. Mời các quý đọc giả tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Có được thế chấp sổ tiết kiệm để bảo đảm cho khoản vay tại ngân hàng?
Tìm hiểu cách làm sổ tiết kiệm ngân hàng

1. Sổ tiết kiệm là gì?

Sổ tiết kiệm được hiểu đơn giản là sổ giữ tiền ở ngân hàng, là căn cứ chứng minh số tiền bạn đã gửi tại ngân hàng, mức lãi suất được áp dụng và số tiền lãi mà bạn được hưởng.

Có rất nhiều lợi ích dành cho người gửi tiết kiệm tại ngân hàng:

Cơ hội khoản tiền nhàn rỗi sinh thêm lợi nhuận: Để tăng tính cạnh tranh, hiện nay mức lãi suất huy động của các ngân hàng đang được đẩy lên cao. Nhìn chung lãi suất gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng đang ở mức phổ biến 5,5-6,8%/năm (kỳ hạn 1 - 6 tháng), 5,5-6,8%/năm (kỳ hạn 6-12 tháng), 6,6-7,5%/năm (kỳ hạn 12 tháng trở lên). Theo đó, khách hàng gửi càng nhiều, thời hạn gửi càng dài thì lãi suất càng cao, lợi nhuận càng hấp dẫn.

An toàn gần như tuyệt đối: Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là kênh đầu tư truyền thống đáng tin cậy, ít rủi ro do có sự bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước.

Linh hoạt sử dụng đồng vốn: Người gửi tiết kiệm có thể chọn kỳ hạn phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình, có thể là vài tuần cho đến 1 năm, 2 năm, 3 năm... Trường hợp có việc phát sinh hoặc có nhu cầu sử dụng số tiền đã gửi ngân hàng, khách hàng có thể rút ngay nếu cần thiết. Hiện có nhiều ngân hàng triển khai dịch vụ làm sổ tiết kiệm rút gốc linh hoạt, nhận lãi từng phần, mang đến lợi nhuận tối ưu cho khách hàng.

2. Phân loại sổ tiết kiệm ngân hàng

Dựa vào hình thức gửi tiền tiết kiệm

Hiện các ngân hàng cung cấp hai hình thức sổ tiết kiệm:

  • Sổ tiết kiệm truyền thống: Được trực tiếp đăng ký tại quầy giao dịch của ngân hàng. Khi đăng ký cần mang giấy tờ tùy thân theo đúng quy định của ngân hàng. Với ưu điểm là sẽ đảm bảo an toàn và bảo mật cao. Tuy nhiên sẽ tốn thời gian hơn phụ thuộc vào quy trình thủ tục của ngân hàng hoặc nghiệp vụ của nhân viên giao dịch.
  • Sổ tiết kiệm online: Chỉ cần thao tác thực hiện thông qua thiết bị có kết nối Internet, đăng ký trên dịch vụ Mobile Banking hoặc Internet Banking của ngân hàng. Điều kiện là khách hàng phải có tài khoản giao dịch trực tuyến của ngân hàng. Tiết kiệm thời gian tối đa, thực hiện mọi lúc (kể cả ngày nghỉ lễ) sẽ là ưu điểm của sổ tiết kiệm online. Bên cạnh đó có độ bảo mật cao (Lệnh giao dịch được thực hiện bởi chính khách hàng, nhân viên ngân hàng không can thiệp được).

Dựa vào thời hạn gửi tiết kiệm

Nhìn chung, các ngân hàng đang cung cấp sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Sự khác nhau giữa hai loại sổ tiết kiệm này như sau:

  • Tiết kiệm có kỳ hạn

Thời hạn gửi tiết kiệm: Xác định rõ thời gian gửi (vài tuần, vài tháng hoặc vài năm).

Mức lãi suất: Cố định trong suốt thời gian hợp đồng. Lãi suất thường cao hơn so với tiết kiệm không kỳ hạn.

Khách hàng có thể rút tiền khi nào? Chỉ rút tiền sau một kỳ hạn nhất định. Một số ngân hàng có thể thu phí tất toán trước hạn.

Đối tượng phù hợp: Người có thu nhập ổn định và kế hoạch tiết kiệm cụ thể.

  • Tiết kiệm không kỳ hạn

Thời hạn gửi tiết kiệm: Không cố định về thời gian

Mức lãi suất: Tính theo ngày gửi tiền, khi khách hàng rút tiền gửi tại ngày nào thì sẽ được tính hết lãi ngày hôm đó. Lãi suất thường không cao.

Khách hàng có thể rút tiền khi nào? Bất cứ lúc nào khách hàng muốn.

Đối tượng phù hợp: Người cần dùng tiền thường xuyên.

3. Thủ tục làm sổ tiết kiệm

Gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

  • Người trên 18 tuổi: CMND/Hộ chiếu
  • Người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: CMND/Hộ chiếu.

Bước 2: Mang theo hồ sơ và đến trực tiếp địa điểm phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng.

Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nhân viên ngân hàng xác minh thông tin. Nếu đúng quy định, ngân hàng sẽ mở sổ tiết kiệm cho khách hàng.

Gửi tiết kiệm online

Bước 1: Mở tài khoản và thẻ thanh toán tại ngân hàng muốn gửi tiết kiệm trực tuyến (nếu chưa có).

Bước 2: Đăng ký dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking của ngân hàng.

Bước 3: Đăng nhập Internet banking/Mobile banking. Đến mục gửi tiết kiệm online, chọn kỳ hạn, số tiền gửi tiết kiệm (bắt buộc phải nhỏ hơn số dư trong tài khoản ngân hàng). Sau đó chọn Xác nhận.

4. Một số lưu ý khác khi làm sổ tiết kiệm

  • Số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm dao động 500.000 - 1.000.000 đồng (tùy ngân hàng).
  • Không thay đổi chữ ký liên tục khi gửi tiết kiệm hoặc thực hiện các giao dịch khác với ngân hàng.
  • Sổ tiết kiệm nên cất giữ cẩn thận, khi mất phải thông báo ngay cho ngân hàng.
  • Không cho bất kỳ ai (kể cả nhân viên ngân hàng) nợ sổ hoặc nhờ giữ giúp sổ tiết kiệm.

Trên đây là bài viết về Tìm hiểu cách làm sổ tiết kiệm ngân hàng mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo