Lạm phát bằng tiếng anh là gì? [Cập nhập 2022]

Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung, bao gồm hiện tượng giá tăng nhanh và liên tục trong một khoảng thời gian dài. Hãy cùng ACC tìm hiểu lạm phát thông qua bài viết dưới đây nhé.

Lạm Phát

1. Lạm phát là gì?

Lạm phát tiếng Anh là inflation, phiên âm ɪnˈfleɪ.ʃən. Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung, bao gồm hiện tượng giá tăng nhanh và liên tục trong một khoảng thời gian dài.

Lạm phát không nhất thiết giá của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỉ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng.

Vẫn có thể xảy ra khi giá cả của một số hàng hóa giảm, nhưng giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh để đảm bảo cho mức giá chung tăng.

Từ vựng tiếng Anh về lạm phát bằng tiếng Anh.

Inflation /ɪnˈfleɪʃ(ə)n/: Sự lạm phát.

Deflation /dɪˈfleɪʃ(ə)n/: Sự giảm phát.

Stagflation /staɡˈfleɪʃ(ə)n/: Lạm phát đình đốn.

Supply and Demand: Cung và Cầu.

Dumping: Bán phá giá.

Regulation /rɛɡjʊˈleɪʃ(ə)n/: Sự điều tiết.

Fiscal Policy: Chính sách tài chính.

Monetary Policy: Chính sách tiền tệ.

Regressive Tax: Thuế lũy thoái.

Interest Rate: Lãi suất ngân hàng.

Exchange Rate: Tỷ giá hối đoái.

Foreign Currency: Ngoại tệ.

2. Đặc điểm của lạm phát.

Lạm phát được phân loại thành 3 mức độ chính và phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm. Cụ thể:

2.1.Lạm phát tự nhiên 

Lạm phát tự nhiên có tỷ lệ lạm phát từ 0 – dưới 10%. Lúc này, nền kinh tế hoạt động bình thường, xảy ra ít rủi ro, đời sống nhân dân ổn định.

2.2.Lạm phát phi mã 

Lạm phát phi mã là mức độ xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng nhanh, tỷ lệ % lạm phát từ 10% đến dưới 1000%. Lạm phát phi mã rất dễ gây ra biến động cho nền kinh tế.

2.3.Siêu lạm phát

Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát tăng rất nhanh, khó có thể kiểm soát bởi tốc độ tăng chóng mặt với tỷ lệ lạm phát trên 1000%. Siêu lạm phát sẽ gây ra hậu quả to lớn cho nền kinh tế, khó có thể khắc phục nhưng siêu lạm phát hiếm khi xảy ra.

3. Công thức tính tỷ lệ lạm phát là gì?

Công thức:

Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) * 100

Trong đó: CPI là chỉ số tiêu dùng – phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.

4. Các loại lạm phát

4.1 Lạm phát lõi 

Lạm phát lõi (Core Inflation) là sự thay đổi giá cả của hàng hóa, dịch vụ trừ đi lương thực và năng lượng. Lạm phát lõi đại diện cho hình ảnh chính xác nhất về xu hướng lạm phát cơ bản. Nói cách khác, lạm phát lõi sẽ đo lường các tác động hoặc áp lực lâu dài, ổn định của cầu đến sự biến động của giá cả.

4.2 Lạm phát dự kiến

Lạm phát dự kiến hay còn gọi là expected inflation hoặc expectation of inflation là tỷ lệ lạm phát được các chuyên gia dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai (một thời điểm nhất định nào đó). Do đó, kỳ vọng về lạm phát được giả định sẽ được hình thành theo nhiều cơ chế khác nhau.

Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lạm phát dự kiến đó là chu kỳ kinh doanh sau đó là yếu tố lạm phát của quá khứ.

4.3 Thuế lạm phát 

Thuế lạm phát là loại thuế mà hầu như quốc gia nào cũng có và thuế lạm phát có tính lũy thoái. Hiểu một cách đơn giản, những người có thu nhập thấp hơn sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn.

Ví dụ: Ông A có thu nhập 1 triệu đồng phải đóng thuế là 200.000 đồng, Ông B có thu nhập 10 triệu đồng phải đóng thuế là 1 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy ông A sẽ đóng thuế thấp hơn ông B, tuy nhiên, trong trường hợp này ông A (thu nhập thấp hơn ông B) phải chịu thuế suất gấp đôi (20% thay vì 10%) ông B.

Nguyên nhân gây ra tính lũy thoái của thuế lạm phát là việc tăng giá trong nền kinh tế theo khuynh hướng các mặt hàng thiết yếu của người nghèo thường cao hơn so với những mặt hàng cao cấp (hàng hóa chỉ chiếm một tỷ phần chi tiêu lớn của những người giàu).

4.4 Lạm phát điểm 

Ngày nay, ngoài lạm phát hàng hóa, dịch vụ, trong giáo dục còn xảy ra tình trạng lạm phát điểm thi. Mức trung bình điểm thi đỗ đại học của học sinh ngày càng tăng.

Thậm chí, nhiều ngành học còn có mức điểm chuẩn “khủng” là 29 điểm, thậm chí là 30 điểm. Đây là số điểm tuyệt đối, tuy nhiên, nếu không có điểm ưu tiên hoặc các thành tích khác thì thí sinh có đạt 10 điểm/môn vẫn trượt đại học. Do vậy, có thể nói, lạm phát điểm thi cũng gây ra một số hệ lụy cho xã hội.

5. Nguyên nhân của lạm phát là gì?

5.1. Lạm phát do cầu kéo

Khi thị trường về một mặt hàng nào đó có nhu cầu tăng lên thì sẽ kéo theo giá cả tăng. Đây là lạm phát do cầu kéo, cũng từ việc tăng giá của mặt hàng này sẽ đồng thời kéo theo giá cả của hàng loạt hàng hóa khác tăng theo.

5.2. Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đầu vào để sản xuất bao gồm: tiền lương, giá nguyên liệu đầu vào, máy móc,… Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi giá cả của một hoặc vài yếu tố đầu vào tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo. Do đó, giá thành sản phẩm cuối cùng cũng sẽ tăng.

5.3. Lạm phát do cầu thay đổi

Khi giá cả của một mặt hàng tăng giá sẽ kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng thay thế. Đây chính là lạm phát do cầu thay đổi.

5.4. Lạm phát do xuất/nhập khẩu

Xuất khẩu: khi nền kinh tế có tổng cầu > tổng cung, sản phẩm thu gom cho xuất khẩu sẽ làm cho lượng cung ứng trong nước giảm xuống gây ra tổng cung trong nước < tổng cầu => dẫn tới lạm phát.

Nhập khẩu: Khi giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng theo. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ nghiễm nhiên hình thành lên lạm phát.

5.5. Lạm phát do chính sách tiền tệ

Là khi lượng tiền đang lưu hành trong nền kinh tế tăng mạnh, trong khi đó tổng sản phẩm sản xuất ra tăng thấp hơn lượng tiền đang lưu hành thì sẽ gây ra lạm phát tăng cao.

6. Làm thế nào để kiểm soát lạm phát?

Để kiểm soát lạm phát, chúng ta có thể lựa chọn một trong các phương án sau:

  • Giảm bớt lượng tiền đang lưu hành (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất chiết khấu và lãi suất tiền gửi, giảm chi ngân sách,…)
  • Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng (khuyến khích tự do mậu dịch, giảm thuế,…)
  • Vay viện trợ từ nước ngoài.
  • Cải cách tiền tệ.

Trên đây là một số thông tin về lạm phát. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo