Hiện nay, nhu cầu xin được cấp phiếu lý lịch tư pháp rất cao vì tính chất của lý lịch tư pháp như là để chứng minh cho cá nhân để có thể thực hiện các hoạt động xin làm việc hay là xác thực tình trạng án tích cá nhân. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến Hướng dẫn chi tiết làm lý lịch tư pháp số 1 ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ pháp lý
- Số: 28/2009/QH12 Luật Lý lịch tư pháp.
- Nghị định 111/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.
- Thông tư 13/2011/TT-BTP Về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.
- Thông tư 174/2011/TT-BTC Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10 tháng 05 năm 2012 hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
- Thông tư 16/2013/TT-BTP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.
1. Phiếu lý lịch tư pháp là gì ?
Phiếu Lý lịch Tư pháp là văn bản do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Phiếu Lý lịch Tư pháp bao gồm 02 loại:
i) Phiếu Lý lịch Tư pháp số 1; và
ii) Phiếu Lý lịch Tư pháp số 2.
Trong đó, Phiếu Lý lịch Tư pháp số 2 được yêu cầu đối với công dân Việt Nam đang làm việc, sinh sống và học tập tại nước ngoài, để bổ sung trong hồ sơ xin gia hạn thị thực Hoa Kỳ, hồ sơ xin định cư, bảo lãnh người thân, kết hôn với công dân nước ngoài, xin việc làm hoặc xin Giấy phép lao động tại nước ngoài.
2. Mục đích của phiếu lý lịch tư pháp.
- Cấp cho Người lao động xin việc trong nước (làm việc tại Việt Nam);
- Dùng để Bổ nhiệm một số chức vụ trong Cơ quan, Doanh nghiệp.
- Cấp cho các chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam.
- Cấp cho người nước ngoài đang lao động tại Việt Nam;
- Hoặc cấp Phiếu số 1 theo nhu cầu sử dụng của từng cá nhân.
3. Ý nghĩa của lý lịch tư pháp.
Lý lịch tư pháp được ghi nhận, lưu trữ và quản lý nhằm mục đích:
- Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Ghi nhận việc xóa án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hòa nhập cộng đồng.
- Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.
- Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
4. Hồ sơ cần chuẩn bị để làm lý lịch tư pháp.
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP);
- Bản sao CMND/ thẻ Căn cước công dân / hộ chiếu của người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao hộ khẩu / sổ tạm trú / giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp (cần có chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc có bản chính đối chiếu);
- Nếu thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí làm lý lịch tư pháp thì phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.
- Trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1, cần nộp thêm:
+ Văn bản ủy quyền có công chứng (nếu người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần);
+ Bản sao CMND / thẻ Căn cước công dân / hộ chiếu của người được ủy quyền
Riêng người muốn xin Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục thay.
5. Quy trình nộp lý lịch tư pháp.
Những đối tượng quy định như trên sẽ có thể yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp bằng những cách thức cụ thể như sau:
- Nộp hồ sơ yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp và đăng ký nhận phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp ở tại Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh .
- Gửi hồ sơ yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp và đăng ý yêu cầu nhận phiếu lý lịch tư pháp thông qua dịch vụ bưu chính.
- Nộp hồ sơ yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp ở tại Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh và đăng ký nhận phiếu lý lịch tư pháp thông qua dịch vụ bưu chính.
- Gửi hồ sơ yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp thông qua dịch vụ bưu chính và đăng ký nhận phiếu lý lịch tư pháp ở tại Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh .
6. Các câu hỏi thường gặp.
Câu 1: Địa điểm làm thủ tục lý lịch tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nếu đương đơn có hộ khẩu ở TPHCM, có thể đến trực tiếp Sở Tư Pháp TPHCM tại địa chỉ 141-143 Pasteur, Quận 3 để nộp đơn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp.
- Nếu đương đơn có hộ khẩu ở Hà Nội thì sẽ nộp đơn tại 221 Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông.
- Nếu ở các tỉnh thành khác, có thể về Sở tư pháp ở tỉnh thành trên hộ khẩu để xin phiếu lý lịch tư pháp.
- Trường hợp có hộ khẩu tỉnh nhưng không tiện về địa phương để làm lý lịch tư pháp, đương đơn có thể nhờ người thân ở địa phương hỗ trợ làm và gửi lên.
Vậy làm lý lịch tư pháp ở đâu TPHCM nếu bạn có hộ khẩu tỉnh, không tiện về địa phương và cũng không có người thân để nhờ hỗ trợ? Trường hợp này bạn có thể đến trực tiếp Quầy số 2, Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh – 125 Công Xã Paris, Quận 1 để được hỗ trợ làm phiếu lý lịch tư pháp. (Lưu ý: Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh hiện chưa hỗ trợ làm lý lịch tư pháp cho 9 tỉnh thành sau: Bình Phước, Đăk Lăk, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Khánh Hoà, Kon Tum, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc).
Câu 2: Lệ phí cấp lý lịch tư pháp ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Người có hộ khẩu Thành phố Hồ Chí Minh: 258.000VNĐ/hồ sơ
- Người có hộ khẩu ngoại tỉnh: 278.000VNĐ/hồ sơ
Lưu ý: Với trường hợp là học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, chi phí làm lý lịch tư pháp là 100.000 đồng/người/lần. (Chỉ áp dụng khi làm lý lịch tư pháp tại nơi có hộ khẩu thường trú, không thông qua dịch vụ làm lý lịch tư pháp của bưu điện).
(*) Các trường hợp được miễn lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp:
- Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
- Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Câu 3: Làm lý lịch tư pháp online được không ?
Để tiết kiệm thời gian, công sức, người dân có thể tiến hành đăng ký dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến tại website của Bộ Tư pháp.
Bước 1: Người dân truy cập website https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home
Tại đây, cần chọn đúng đối tượng nộp hồ sơ và khai báo nơi thường trú hoặc tạm trú.
Bước 2: Nhập Tờ khai
Nhập đầy đủ các thông tin bắt buộc trên tờ khai và tải lên hồ sơ bằng cách chụp ảnh hoặc scan các loại giấy tờ.
Bước 4: Xác nhận thông tin kê khai
Bước 5: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Hoàn thành các bước trên, hệ thống sẽ trả về mã số đăng ký trực tuyến. Người dân ghi nhớ mã số và chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Sau khi hoàn thành các bước đăng ký trên website, nhân viên Bưu chính sẽ liên hệ và đến địa chỉ đã đăng ký để thu hồ sơ, phí (trường hợp đăng ký lấy hồ sơ qua bưu chính) hoặc người dân có thể nộp hồ sơ yêu cầu trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc gửi hồ sơ yêu cầu qua dịch vụ bưu chính.
Câu 7: Làm lý lịch tư pháp ở tỉnh khác được không ?
Nếu đang ở tỉnh khác, cá nhân có thể làm lý lịch tư pháp tại nơi tạm trú nếu không có thường trú.
Cá nhân chuẩn bị hồ sơ hợp lệ có thể nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở tư pháp tỉnh mình đang tạm trú để yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Hướng dẫn chi tiết làm lý lịch tư pháp số 1 ở Thành phố Hồ Chí Minh ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận