Cùng với sự phát triển của đất nước, nền tự do dân chủ ngày càng được mở rộng bao nhiêu thì con người ngày càng được tôn trọng hơn bấy nhiều do đó quyền nhân thân cũng ngày càng được quan tâm, chú ý nhiều hơn. Hiện nay có rất nhiều người có nhu cầu được thay đổi họ tên trên giấy khai sinh vì lý do chủ quan hoặc lý do khách quan. Vậy làm lại giấy khai sinh đổi tên và họ như thế nào ? Trong bài viết dưới đây, công ty Luật ACC sẽ cung cấp tới quý khách hàng thông tin về thủ tục làm giấy khai sinh đổi tên và họ.

1. Những trường hợp được làm lại giấy khai sinh đổi tên và họ
Pháp luật hiện hành quy định cá nhân có quyền có họ, tên và bình đẳng như nhau đối với quyền này tại Điều 26 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.” Hiện nay, một đứa trẻ từ khi sinh ra đã được đặt cho nhiều tên gọi khác nhau ngoài tên khai sinh còn có tên gọi ở nhà, tên biệt danh, tên thường dùng... Tuy nhiên,chỉ có họ và tên được ghi trong giấy khai sinh được xác đinh là họ và tên có giá trị pháp lý của một cá nhân.
Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định có 06 trường hợp được đổi tên khai sinh bao gồm:
- Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
- Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
- Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
- Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
- Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
- Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Ngoài 06 lý do này thì với các lý do khác như tên xấu, không thích tên, tên không hợp phong thủy,... thì cũng không được phép đổi tên.
Cần lưu ý: việc làm giấy khai sinh đổi tên không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ. Sau khi thay đổi họ, tên trên giấy khai sinh, người thay đổi họ, tên có thể làm lại, điều chỉnh thông tin trên các giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện thay đổi, họ tên trong giấy khai sinh
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải được sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 09 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết làm lại giấy khai sinh đổi tên và họ
Theo quy định tại Điều 27 và khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch năm 2014 thì khi muốn làm làm lại giấy khai sinh đổi tên và họ, người dân đến trực tiếp cơ quan sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.
4. Thủ tục làm lại giấy khai sinh đổi tên và họ
4.1 Thành phần hồ sơ làm lại giấy khai sinh đổi tên và họ
Hồ sơ phục vụ quá trình làm lại giấy khai sinh đổi tên và họ bao gồm những loại giấy tờ sau đây:
- Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch (theo mẫu quy định).
- Giấy khai sinh của người thay đổi, bản chính hộ tịch.
- Những giấy tờ khác có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên như: Sổ hộ khẩu, hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân,..
4.2 Trình tự làm lại giấy khai sinh đổi tên và họ
Căn cứ Điều 28 và Điều 47 Luật Hộ tịch năm 2014, thủ tục thay đổi họ, tên của công dân được tiến hành như sau:
Bước 1: Người có yêu cầu làm lại giấy khai sinh đổi tên và họ tiến hành nộp tờ khai (theo mẫu) tại UBND có thẩm quyền. Nộp tờ khai cải chính hộ tịch theo mẫu quy định và các giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Đồng thời, xuất trình giấy khai sinh (bản chính) của người cần thay đổi họ, tên và các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên của người đó.
Bước 2: Nhận kết quả. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ cùng các giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu thay đổi.
Sau đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh.
Đối với trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Đối với trường hợp đăng ký thay đổi họ, tên không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
5. Lệ phí làm lại giấy khai sinh đổi tên và họ
Căn cứ điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì lệ phí để làm lại giấy khai sinh đổi tên và họ phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Và mỗi nơi sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp quý khách hàng hiểu hơn về thủ tục làm lại giấy khai sinh đổi tên và họ. Nếu quý khách hàng còn gặp thắc mắc làm giấy khai sinh rồi có đổi tên được không ? và muốn nhận được lời giải đáp thì hãy liên hệ với chúng tôi để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.
Tư vấn pháp lý: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Văn phòng: (028) 777.00.888
Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận