Làm hộ chiếu online có cần chụp ảnh trước không?

Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện thủ tục làm hộ chiếu đúng chuẩn. Đặc biệt, về ảnh khi làm hộ chiếu, nhiều người thắc mắc: Làm hộ chiếu có được chụp ảnh trước không? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Làm Hộ Chiếu Online Có Cần Chụp ảnh Trước Không
Làm hộ chiếu online có cần chụp ảnh trước không?

1. Làm hộ chiếu phổ thông có được chụp ảnh trước không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15, 16 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông bao gồm:

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu;

- 02 ảnh chân dung cỡ 4x6 nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu;

- Các giấy tờ liên quan khác:

+ Người chưa đủ 14 tuổi phải có bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh;

+ Người đã được cấp hộ chiếu cung cấp hộ chiếu phổ thông lần gần nhất. Nếu bị mất phải kèm theo đơn báo mất hoặc thông báo đã tiếp nhận đơn báo mất của cơ quan có thẩm quyền;

+ Trường hợp có thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trên hộ chiếu được cấp lần gần nhất thì có thêm bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

- Người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi phải có bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp. Nếu bản chụp không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Theo quy định trên, ảnh chân dung là một trong những thứ bắt buộc phải có trong hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông.

Đối với thủ tục làm hộ chiếu trực tiếp, cán bộ làm thủ tục luôn yêu cầu người dân chụp ảnh ngay tại cơ quan cấp hộ chiếu để đảm bảo ảnh chụp đúng quy định, kể cả có mang theo ảnh chụp sẵn.

Trường hợp làm hộ chiếu online, hiện nay người dân đang thực hiện theo loại hình dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Sau khi hoàn thành đăng ký online, người dân vẫn phải mang giấy tờ đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục tiếp nhận và chụp ảnh.

Từ 01/6/2022, thủ tục làm hộ chiếu phổ thông online mới chính thức được nâng lên thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên toàn quốc (chỉ riêng Hà Nội đã được thí điểm thực hiện từ 15/5/2022).

Mức độ 4 là mức dịch vụ công trực tuyến cao nhất và hoàn chỉnh nhất. Theo đó, người dân được thực hiện toàn bộ quy trình đề nghị cấp hộ chiếu từ nộp hồ sơ, thanh toán lệ phí và nhận kết quả tại nhà. Ảnh chụp trong hồ sơ cũng do người dân tự tải lên mà không cần đến cơ quan đăng ký chụp.

2. Làm hộ chiếu cần bao nhiêu ảnh?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 thì khi làm hộ chiếu phổ thông trong nước:

1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

2. Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;

b) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;

d) Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Như vậy, ảnh chân dung là một trong những thành phần bắt buộc cần chuẩn bị  khi làm hộ chiếu. Số lượng ảnh chân dung cần chuẩn bị là 2 ảnh.

Tương tự khi làm hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài, làm hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn, làm hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cũng cần 2 ảnh chân dung.

3. Quy định chụp ảnh hộ chiếu

Thứ nhất: Về ảnh khi làm hộ chiếu phổ thông

Theo nội dung chú thích tại các tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông (mẫu TK01 và mẫu TK02) thì ảnh là Ảnh mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông ảnh nền trắng.

Thứ hai: Về ảnh khi làm hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ

Theo Công văn số 696/BNG-LS ngày 2 tháng 3 năm 2017 của Bộ Ngoại giao về việc quy định ảnh để làm hộ chiếu theo tiêu chuẩn ICAO và giới thiệu con dấu, chữ ký và chức danh của người có thẩm quyền ký Quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài thì:

– Ảnh chụp trong 06 tháng gần đây nhất, mặc thường phục, cỡ 4×6 cm, bề ngang của ảnh là 35-40mm, đầu và vai thẳng để khuôn mặt chiếm 70-80% ảnh, chất lượng ảnh sắc nét và rõ ràng, không có vết mực và nếp gấp, chụp trên nền trắng, có độ sáng và độ tương phản thích hợp, ảnh được in trên giấy có chất lượng tốt và độ phân giải cao, không nộp ảnh scan.

– Ảnh có màu sắc trung tính, mắt mở, không bị đỏ, không để tóc xõa trước mặt, ảnh nhìn thẳng, không nhìn nghiêng sang hai bên, không cười khi chụp ảnh.

– Người đeo kính khi chụp ảnh không để ánh đèn phản chiếu lên mắt kính, không đeo kính màu, gọng của kính không quá dày.

– Ảnh chụp có mũ và khăn sẽ không được chấp nhận (ngoại trừ là người dân tộc thiểu số), đối với trẻ em thì ảnh chụp một mình, không có ghế sau lưng.

4. Chụp ảnh hộ chiếu ở đâu?

Hiện nay, các văn bản pháp luật không có quy định cụ thể về cơ quan, tổ chức tiến hành chụp ảnh hộ chiếu. Tuy nhiên, căn cứ hướng dẫn của Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam, cụ thể tại phần hướng dẫn thủ tục, hồ sơ xin cấp hộ chiếu gồm:

02 ảnh cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (chụp ảnh tại cơ sở chụp ảnh được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép);

Như vậy, ảnh chân dung làm hộ chiếu phải được chụp tại cơ sở chụp ảnh được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép. Do chưa có hướng dẫn cụ thể, chúng tôi khuyên Quý vị nên đến trực tiếp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh làm thủ tục, tại đây sẽ có bộ phận chụp ảnh, từ đó, thủ tục làm hộ chiếu của Quý vị dễ dàng hơn do ảnh chắc chắn được chấp thuận.

Từ 01/6/2022, thủ tục làm hộ chiếu phổ thông online mới chính thức được nâng lên thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên toàn quốc (chỉ riêng Hà Nội đã được thí điểm thực hiện từ 15/5/2022).

Mức độ 4 là mức dịch vụ công trực tuyến cao nhất và hoàn chỉnh nhất. Theo đó, người dân được thực hiện toàn bộ quy trình đề nghị cấp hộ chiếu từ nộp hồ sơ, thanh toán lệ phí và nhận kết quả tại nhà. Ảnh chụp trong hồ sơ cũng do người dân tự tải lên mà không cần đến cơ quan đăng ký chụp.

Trên đây là Làm hộ chiếu online có cần chụp ảnh trước không? mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo