Làm hộ chiếu đi nước ngoài (cập nhật 2024)

Hộ chiếu là giấy tờ cần thiết cho công dân Việt Nam khi  xuất nhập cảnh. Vậy hộ chiếu là gì? Cách làm hộ chiếu đi nước ngoài như thế nào? Các điều cần lưu ý khi đi làm hộ chiếu là gì? Bài viết dưới đây công ty Luật ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Làm hộ chiếu đi nước ngoài để bạn tham khảo!

6r-4
Làm hộ chiếu đi nước ngoài 

1. Hộ chiếu là gì?

Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân, căn cứ theo khoản 3 điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Hộ chiếu là một loại giấy tờ tùy thân dùng trong khi xuất nhập cảnh, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một số đối tượng theo quy định, trong hộ chiếu có thể hiện đầy đủ các nội dung về thông tin của người được cấp hộ chiếu.

Ngoài ra, tại khoản 4 điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có quy định về hộ chiếu có gắn chip điện tử, quý vị có thể tham khảo:

Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.

2. Hộ chiếu có thời hạn bao lâu?

Hộ chiếu quốc gia gồm: Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông. Mỗi loại có thời hạn sử dụng khác nhau, cụ thể:

- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.

- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

- Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

3. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu gồm:

- 01 tờ khai Mẫu X01;

- 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. Trẻ em dưới 09 tuổi cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì nộp 02 ảnh cỡ 3cm x 4cm;

- Trẻ em dưới 14 tuổi nộp 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Trường hợp đề nghị sửa chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu (điều chỉnh họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân) của người từ đủ 14 tuổi trở lên thì nộp hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó;

Như vậy, để bổ sung ngày tháng sinh vào hộ chiếu thì trước tiên bạn phải làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu để bổ sung ngày tháng sinh.

Khi bổ sung ngày tháng sinh vào hộ chiếu thì chỉ thay đổi trang nhân thân trong hộ chiếu, các thông tin khác trong hộ chiếu sẽ không thay đổi.

Theo Điều 29 Luật cư trú về điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu quy định:

Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền  phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.

4. Các loại hộ chiếu?

Hộ chiếu hay còn gọi là Passport là cuốn sổ trong đó có visa và có ghi lịch sử xuất nhập cảnh của bạn. Nó được xem như một giấy tờ bắt buộc phải có cho tất cả những người muốn xuất cảnh ra nước ngoài hoặc muốn nhập cảnh tại một đất nước khác. Hộ chiếu gồm 3 loại

  • Hộ chiếu phổ thông: loại hộ chiếu này được cấp cho công dân Việt Nam dùng để đi du lịch, đi du học, đi công tác… có giá trị trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp.
  • Hộ chiếu công vụ: Hộ chiếu này được cấp cho quan chức chính phủ đi nước ngoài do công vụ của nhà nước , có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp.
  • Hộ chiếu ngoại giao: Được cấp cho quan chức chính phủ làm công việc ngoại giao đi nước ngoài công tác, có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.

5. Căn cứ pháp lý:

– Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

– Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 20007 của Chính phủ về xuất cảnh.

hập cảnh của công dân Việt Nam.

– Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 20007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.

– Nghị định số 07/VBHN-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2015 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

6. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Làm hộ chiếu đi nước ngoài? cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Làm hộ chiếu đi nước ngoài vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (559 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo