Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân. Việc cấp, đổi thẻ CCCD được phát động trên toàn quốc nhằm đồng loạt mọi giấy tờ, thủ tục. Thế nên, cơ quan nhà nước đã tăng cường làm việc để hỗ trợ người dân có được CCCD gắn chip. Vậy làm CCCD gắn chip ở đâu, có thể làm ở nơi tạm trú không? Đây là vấn đề được rất nhiều người đặt ra, vì không phải ai cũng có mặt tại nơi thường trú của mình để làm thủ tục một cách thuận tiện, vừa mất thời gian và chi phí đi lại. Do đó, thông qua bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ hướng dẫn quý bạn đọc làm CCCD gắn chip ở đâu, có thể làm ở nơi tạm trú không?
Làm CCCD gắn chip ở đâu, có thể làm ở nơi tạm trú không?
1. Một số thông tin về CCCD gắn chip
1.1 Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân
Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn...
1.2. Số Căn cước công dân chính là mã định danh cá nhân
Số thẻ căn Cước công dân có 12 số. Đây chính là mã định danh cá nhân của mỗi cá nhân. Mã này gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ người nào khác.
Mã định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật chia sẻ khai thác thông tin của công dân.
Ngày nay, việc tra cứu căn cước công dân (CCCD) online đã không còn xa lạ với nhiều người. Trong bài viết này, Công ty Luật ACC sẽ cùng bạn tìm hiểu các cách tra cứu căn cước công dân online nhanh chóng và chính xác nhất.
1.3.Căn cước công dân gắn chip sẽ được tích hợp nhiều loại giấy tờ
Theo Bộ Công an, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai kết hợp cùng nhiều cơ quan khác, nghiên cứu để tích hợp các loại giấy tờ lên Căn cước công dân gắn chip sao cho hiệu quả, tiết kiệm.
Văn phòng Chính phủ cũng liên tục có văn bản đốc thúc Bộ Công an tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ Căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và tiết kiệm cho bộ máy nhà nước.
Đồng thời, xây dựng các hướng dẫn, cơ chế khuyến khích một số dịch vụ không phải do nhà nước cung cấp cũng có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân và dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp dịch vụ.
Làm CCCD gắn chip ở đâu, có thể làm ở nơi tạm trú không?
2. Người dân cần làm Căn cước công dân ở đâu?
Nơi làm Căn cước công dân được quy định tại Điều 6 Luật Căn cước công dân 2014, theo đó công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để thực hiện thủ tục:
- Cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an;
- Cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
- Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Làm CCCD gắn chip ở đâu?
2.1. Nơi làm Căn cước công dân gắn chip ở Hà Nội
Dưới đây là địa chỉ các cơ quan công an làm Căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội:
STT |
Địa điểm |
Địa chỉ |
Số điện thoại |
1 |
Quận Ba Đình |
116 Quán Thánh - Ba Đình |
39396810 |
2 |
Quận Hoàn Kiếm |
2B Tràng Thi - Hoàn Kiếm |
39396963 |
3 |
Quận Đống Đa |
119B Thái Hà - Đống Đa |
05736650 |
4 |
Quận Hai Bà Trưng |
96 Tô Hiến Thành - Hai Bà Trưng |
39346634 |
5 |
Quận Tây Hồ |
739 Lạc Long Quân - Tây Hồ |
39397835 |
6 |
Quận Cầu Giấy |
62 Nguyễn Văn Huyên - Cầu Giấy |
37917081 |
7 |
Quận Thanh Xuân |
58 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân |
39398022 |
8 |
Quận Long Biên |
02 Vạn Hạnh - Long Biên |
39398391 |
9 |
Quận Hoàng Mai |
Trung tâm hành chính quận Hoàng Mai |
36340040 |
10 |
Quận Bắc Từ Liêm |
Kiều Mai - Phú Diễn - Bắc Từ Liêm |
38585625 |
11 |
Quận Nam Từ Liêm |
Mỹ Đình - Nam Từ Liêm |
38733015 |
12 |
Quận Hà Đông |
15 Ngô Thì Nhậm - Hà Đông |
39397153 |
13 |
Huyện Thanh Trì |
Phương Nhị - Liên Ninh - Thanh Trì |
38612187 |
14 |
Huyện Gia Lâm |
253 Nguyễn Đức Thuận - Thị trấn Trâu Qùy - Gia Lâm |
38276648 |
15 |
Huyện Đông Anh |
Khu Trung - Thôn Dục Nội - xã Việt Hùng - Đông Anh |
39690888 |
16 |
Huyện Sóc Sơn |
Đa Phúc - Thị trấn Sóc Sơn |
38850440 |
17 |
Thị xã Sơn Tây |
07 Phó Đức Chính - Sơn Tây |
33832250 |
18 |
Huyện Ba Vì |
Hưng Đạo - Thị trấn Tây Đằng - Ba Vì |
33863047 |
19 |
Huyện Phúc Thọ |
Thị trấn Phúc Thọ - Phúc Thọ |
63291009 |
20 |
Huyện Đan Phượng |
Thị trấn Phùng - Đan Phượng |
33887320 |
21 |
Huyện Hoài Đức |
Thị trấn Trạm Trôi - Hoài Đức |
33862502 |
22 |
Huyện Thạch Thất |
Thị trấn Liên Quan - Thạch Thất |
33680666 |
23 |
Huyên Quốc Oai |
Thị trấn Quốc Oai - Quốc Oai |
33940570 |
24 |
Huyện Chương Mỹ |
Thị trấn Trúc Sơn - Chương Mỹ |
33717815 |
25 |
Huyện Thanh Oai |
97 Tổ 1 Thị trấn Kim Bài - Thanh Oai |
33871159 |
26 |
Huyện Ứng Hòa |
19 Lê Lợi - Vân Đình - Ứng Hòa |
33982950 |
27 |
Huyện Mỹ Đức |
Tế Tiêu - Đại Nghĩa - Mỹ Đức |
33847222 |
28 |
Huyện Thường Tín |
28 Phố Ga - Thị trấn Thường Tín |
33763407 |
29 |
Huyện Phú Xuyên |
Tiểu khu Thao Chính - Thị trấn Phú Xuyên |
39990517 |
30 |
Huyện Mê Linh |
Nội Đồng - Đại Thịnh - Mê Linh |
38181005 |
31 |
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội |
44 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa |
39396488 |
2.2. Nơi làm Căn cước công dân ở TP. HCM
STT |
Địa điểm |
Địa chỉ |
Số điện thoại |
1 |
Huyện Bình Chánh |
D1/28 Đinh Đức Thiện, X. Bình Chánh, H. Bình Chánh |
(069) 37 606 912 |
2 |
Huyện Hóc Môn |
64 Bis Quang Trung, TT. Hóc Môn, H. Hóc Môn |
38 910 368 |
3 |
Huyện Củ Chi |
Khu phố 5, TT. Củ Chi, H. Củ Chi |
38 920 791 |
4 |
Huyện Nhà Bè |
226 Nguyễn Văn Tạo, Ấp 2, X. Long Thới, H. Nhà Bè |
37 851 650 |
5 |
Huyện Cần Giờ |
Phan Trọng Tuệ, TT. Cần Thạnh, H. Cần Thạnh |
38 743 178 |
6 |
Quận Gò Vấp |
16/1 Quang Trung, P.11, Q. Gò Vấp |
38 942 056 |
7 |
TP Thủ Đức |
- 9 xa lộ Hà Nội (phường Hiệp Phú), thành phố Thủ Đức - 989 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức; - 371 đường Đoàn Kết, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức |
38 966 110 37 415 332 38 972 022 |
8 |
Quận Bình Tân |
114 Quốc lộ 1, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân |
37 560 373 |
9 |
Quận Bình Thạnh |
18 Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh |
38 414 601 |
10 |
Quận Tân Bình |
340 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình |
38 443 675 |
11 |
Quận Tân Phú |
516/4 Bình Long, P. Tân Quý, Q. Tân Phú |
38 474 585 |
12 |
Quận Phú Nhuận |
181 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận |
38 445 233 |
13 |
Quận 10 |
47 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM |
38 650 147 |
14 |
Quận 11 |
270 Bình Thới, P10, Q11, TP.HCM |
38 581 581 |
15 |
Quận 12 |
345TTH07, P. Tân Thới Hiệp, Q.12 |
38 917 472 |
16 |
Quận 5 |
359 Trần Hưng Đạo, P.10, Q5 |
38 552 830 |
17 |
Quận 6 |
100 Mai Xuân Thường, P.1, Q.6 |
39 670 694 |
18 |
Quận 7 |
1366 Huỳnh Tấn Phát, P. Phú Mỹ, Q.7 |
37 851 669 |
19 |
Quận 8 |
993 Phạm Thế Hiển, P.5, Q.8 |
38 503 925 |
20 |
Quận 1 |
459 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Kho, Q.1 |
3 187 257 |
21 |
Quận 3 |
01 Nguyễn Thượng Hiền, P.4, Q.3 |
38 332 669 |
22 |
Quận 4 |
14 Đoàn Như Hải, P.12, Q.4 |
39 400 964 |
23 |
TP.HCM |
459 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, Q.1 |
3. Có làm Căn cước công dân online ngay tại nhà được không?
Điều 4 trong Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định về việc tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân có nội dung như sau:
1. Công dân có thể đến trực tiếp địa điểm làm thủ tục để yêu cầu cấp, đổi hoặc cấp lại thẻ Căn cước công dân. Ngoài ra, họ cũng có thể sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Công an để đăng ký trước thời gian và địa điểm làm thủ tục.
Dựa theo quy định trên, người dân có thể đăng ký trước thời gian và địa điểm làm Căn cước công dân thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Công an.
Tuy nhiên, sau khi đăng ký trực tuyến, họ vẫn phải đến cơ quan công an để thực hiện việc thu thập thông tin, lấy dấu vân tay, chụp ảnh chân dung và nộp lệ phí.
Như vậy, việc làm Căn cước công dân trực tuyến ngay tại nhà không khả thi, chỉ có thể đăng ký trước thời gian và địa điểm để thực hiện các bước tiếp theo tại cơ quan công an.
4. Có được làm CCCD gắn chíp ở nơi tạm trú không?
Theo Điều 10 của Thông tư 59/2021/TT-BCA, người dân có thể trực tiếp tới cơ quan Công an tại nơi thường trú hoặc tạm trú để yêu cầu cấp, đổi hoặc cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Nếu người dân đề nghị cấp, đổi hoặc cấp lại thẻ Căn cước công dân qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, họ sẽ chọn dịch vụ và kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:
- Nếu thông tin đã chính xác, họ sẽ đăng ký thời gian và địa điểm yêu cầu cấp thẻ, sau đó hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của họ đến cơ quan Công an tại nơi họ yêu cầu.
- Trong trường hợp thông tin của họ chưa có hoặc có sai sót, họ phải mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh thông tin tại cơ quan Công an tiếp nhận yêu cầu cấp, đổi hoặc cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, người dân có thể làm Căn cước công dân tại nơi tạm trú và không cần bắt buộc phải trở lại nơi đăng ký thường trú.
Làm CCCD gắn chip ở đâu, có thể làm ở nơi tạm trú không?
5. Thủ tục làm CCCD gắn chip ở nơi tạm trú
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, công dân đến cơ quan công an có thẩm quyền nơi tạm trú hoặc nơi thường trú để yêu cầu cấp thẻ CCCD. Cán bộ nơi này sẽ thực hiện các thủ tục:
- Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng.
- Thu nhận vân tay.
- Chụp ảnh chân dung.
- In phiếu thu nhận thông tin CCCD, phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên.
- Thu lệ phí và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết...
Như vậy công dân không còn phải điền tờ khai giấy như trước đây nữa, nếu cần thì cán bộ tiếp nhận sẽ tìm kiếm thông tin, thu thập vân tay, chụp ảnh… và in phiếu thu nhận thông tin CCCD gắn chip để công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên.
Điều 11 Thông tư số 60/2021/TT-BCA quy định thời hạn xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD như sau:
Đối với hồ sơ do Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tại Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội:
- Đối với dữ liệu điện tử do đơn vị tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển lên: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân;
- Đối với hồ sơ do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận: Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân, phải chuyển phát thẻ Căn cước công dân về đến nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Theo đó, thời hạn xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD tối đa trong 08 ngày làm việc (02 ngày để chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư; 03 - 04 ngày để Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính xử lý, phê duyệt, in thẻ và 02 ngày chuyển phát về nơi người dân làm thủ tục).
6. Làm Căn cước công dân ở tỉnh khác được không?
Theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân, công dân có quyền lựa chọn một trong những địa điểm sau để thực hiện thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân thuộc Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân khi có nhu cầu cần thiết.
Quy định trên được hướng dẫn bởi Điều 10 của Thông tư 59/2021 do Bộ Công an ban hành, theo đó, công dân sẽ thực hiện thủ tục làm thẻ Căn cước công dân tại cơ quan Công an có thẩm quyền tại nơi họ thường trú hoặc tạm trú.
Tuy nhiên, người dân không được phép làm Căn cước công dân ở tỉnh khác ngoài nơi thường trú hoặc tạm trú của họ.
7. Làm Căn cước công dân cần những gì?
Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA, khi tiếp nhận thông tin làm Căn cước công dân, cán bộ công an sẽ tra cứu thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tạo hồ sơ.
- Nếu thông tin của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi hoặc điều chỉnh, cán bộ sẽ sử dụng thông tin này để tạo hồ sơ.
- Nếu thông tin của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh hoặc chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cán bộ sẽ yêu cầu công dân cung cấp giấy tờ pháp lý chứng minh để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp Căn cước công dân. Ví dụ: Giấy khai sinh, Giấy xác nhận thông tin cư trú…
Đối với trường hợp công dân muốn đổi từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân hoặc đổi thẻ Căn cước công dân đã hết hạn, cần mang theo Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ để thu hồi.
Như vậy, khi đi làm Căn cước công dân, người dân chỉ cần mang theo:
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân cũ;
- Giấy tờ chứng minh thân thế khác như Giấy khai sinh, Giấy xác nhận thông tin cư trú...
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận