Trong thời đại hiện nay, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đóng vai trò quan trọng trong việc xác định danh tính và thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, nhiều người dân đang sinh sống và làm việc tại các địa phương khác nhau gặp phải thắc mắc: liệu có thể làm thẻ CCCD tại nơi tạm trú hay không? Việc di chuyển liên tục giữa nơi thường trú và nơi tạm trú để làm thủ tục này có thể gây ra không ít khó khăn và phiền toái. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Làm thẻ Căn cước tại nơi tạm trú có được không?
1. Làm thẻ Căn cước tại nơi tạm trú có được không?
Theo pháp luật quy định, công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp thẻ Căn cước nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị làm thẻ Căn cước.
Vậy, người dân có thể làm thẻ Căn cước tại nơi tạm trú mà mình đã đăng ký cư trú.
Cơ quan công an có thẩm quyền cấp căn cước công dân bao gồm:
- Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện
- Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh
- Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an với những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.
Để thuận tiện thì công dân đến Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện hoặc tại các điểm lưu động nếu được thông báo.
Trường hợp người già yếu, bệnh tật, ốm đau không thể đi lại. thì đề nghị cơ quan cấp căn cước công dân tổ chức cấp thẻ căn cước công dân tại chỗ ở
2. Hồ sơ làm thẻ Căn cước tại nơi tạm trú
Làm thẻ CCCD có gắn chip tại nơi tạm trú, người dân cần mang theo những giấy tờ như sau
- Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân cũ (nếu có);
- Sổ hộ khẩu (bản chính);
- Giấy khai sinh các hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin của người dân khai trên Tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp;
- Sổ tạm trú (Người tạm trú không cần phải mang theo giấy tờ chứng minh về nơi tạm trú của mình. Tuy nhiên, để tránh những phát sinh khi thông tin về người tạm trú không có đầy đủ trong dữ liệu, các địa điểm tiếp nhận hồ sơ vẫn yêu cầu người dân tạm trú phải mang theo Sổ tạm trú bản chính và còn thời hạn sử dụng khi đi cấp thẻ CCCD).
Lưu ý: Mặc dù được phép cấp CCCD tại nơi tạm trú nhưng người dân buộc phải có hộ khẩu mới được tiếp nhận làm thẻ CCCD vì công dân tạm trú được tiếp nhận hồ sơ làm thẻ CCCD phải là người có nơi thường trú tại các tỉnh, thành khác.
3. Thủ tục làm thẻ Căn cước tại nơi tạm trú

Thủ tục làm thẻ Căn cước tại nơi tạm trú
Thủ tục làm thẻ Căn cước tại nơi tạm trú được thực hiện như sau:
Bước 1: Điền tờ khai làm thẻ CCCD
Người dân cần điền thông tin vào Tờ khai Căn Cước Công Dân tại Đội Cảnh sát QLHC về TTXH hay tại các cơ quan Công an cấp huyện hoặc thậm chí là khai trực tuyến trên Cổng dịch vụ công.
Bước 2: Đối chiếu các thông tin
Công dân phải xuất trình Sổ hộ khẩu; các cán bộ tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai CCCD (đối với trường hợp người dân kê khai trực tuyến thì nhận diện qua thiết bị đọc mã vạch/thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống).
Nếu thông tin trên Sổ hộ khẩu không thống nhất với thông tin người dân khai trên Tờ khai CCCD thì người dân phải xuất trình Giấy khai sinh, hoặc bất cứ giấy tờ hợp pháp nào khác.
Bước 3: Lấy dấu vân tay và chụp ảnh
Đối với ảnh chụp chân dung của người dân phải là ảnh chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai bên tai, không được đeo kính; trang phục nghiêm túc, lịch sự.
Cán bộ cơ quan Căn cước công dân sẽ chụp ảnh, thu thập dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng của người dân đến làm thủ tục và chuyển cho người dân kiểm tra sau đó ký và ghi rõ họ tên.
Các cán bộ làm thẻ CCCD thu nhập vân tay của người dân qua máy thu nhận vân tay; đối với trường hợp người dân bị khuyết tật, dị tật không lấy được vân tay thì cán bộ ghi các nội dung vào vị trí tương ứng.
Bước 4: Đóng lệ phí CCCD theo quy địn
Các mức lệ phí sẽ được đóng theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 5: Cấp giấy hẹn về việc trả thẻ CCCD
Cơ quan cán bộ cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD đồng thời trả lại CMND hoặc CCCD cũ chưa cắt góc cho người dân, nơi trả thẻ CCCD là nơi mà người dân làm thủ tục cấp thẻ; đối với trường hợp người dân có nhu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cần ghi rõ cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ trên
Tờ khai căn cước công dân.
Phần tiếp theo của bài viết Làm thẻ Căn Cước ở nơi tạm trú được không, mình sẽ giải đáp một số thắc mắc cũng như giải đáp câu hỏi mà được nhiều người hỏi nhất.
4. Thời hạn sử dụng của thẻ Căn cước công dân
- Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân gắn chíp như sau:
- Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
- Thời hạn sử dụng của thẻ CCCD mã vạch đã cấp trước đây
CMND, CCCD mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ CCCD gắn chíp thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn.
Vì vậy, người dân có chứng minh nhân dân, căn cước công dân đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp.
Tuy nhiên, hiện nay căn cước công dân mới đã tích hợp nhiều tiện ích và sắp tới đây sẽ bỏ sổ hộ khẩu giấy, vì vậy để trải nghiệm tiện ích thì người dân nên đi làm căn cước công dân gắn chíp để thuận tiện trong giao dịch, thủ tục hành chính.
5. Các câu hỏi thường gặp
Thời gian cấp lại căn cước công dân bị mất trong bao lâu?
Thời hạn giải quyết cấp lại thẻ căn cước công dân tối đa là 8 ngày làm việc.
Bị xóa thường trú, có được làm CCCD tại nơi tạm trú?
- Khi bị xóa thường trú thì quyền và lợi ích của cá nhân cũng bị ảnh hưởng, trong đó có việc cấp giấy tờ tùy thân như CCCD.
- Theo Luật CCCD, thẻ CCCD là loại giấy tờ tùy thân trên đó ghi nhận thông tin nơi thường trú của người dân ở trên mặt thẻ.
- Do đó, để được cấp thẻ CCCD, bạn cần phải có nơi đăng ký thường trú. Trường hợp đã bị xóa, bạn cần phải nhập hộ khẩu (đăng ký thường trú) trở lại để có thể thực hiện thủ tục cấp CCCD.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của Quý bạn đọc về Làm thẻ Căn cước tại nơi tạm trú có được không? Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn trực tiếp và giải đáp nhanh nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận