Làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được đóng BHXH?

Một trong những câu hỏi được nhiều lao động quan tâm nhắc đến là: Làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được đóng BHXH? Vậy pháp luật có quy định như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây của công ty Luật ACC để biết thêm thông tin chi tiết.

See the source image

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do các nguyên nhân như ốm đau, thai sản,….dựa trên cơ sở đóng bảo hiểm xã hội. Chính sách này nhằm bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc hoặc mất việc làm.

Khi tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ được hưởng các chế độ về ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu đủ điều kiện theo luật định.

2. Quy định về thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội trong tháng

Căn cứ vào Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, quy định về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trong tháng được nêu rõ như sau:

“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”

Như vậy, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Như vậy, căn cứ vào Số ngày công không làm việc trong tháng (kể từ ngày mùng 1 đến ngày cuối cùng của tháng) để tính người lao động có đóng BHXH tháng đó hay không. Nếu trong tháng nghỉ từ 14 công trở lên thì không đóng BHXH tháng đó và họ cũng không được tính để hưởng BHXH.

  • Lưu ý: đối với trường hợp nam nghỉ thai sản khi vợ sinh thì cũng được báo giảm nghỉ thai sản như trên nếu đủ điều kiện.
Với mỗi trường hợp làm việc không tròn tháng khác nhau, người lao động có thể thuộc trường hợp đóng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Nếu trong tháng người lao động nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó công ty và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: nếu bạn nghỉ 12 ngày làm việc không hưởng lương (dưới 14 ngày) trong tháng 2/2022 thì bạn và công ty vẫn phải đóng BHXH cho tháng đó và tháng đó vì đã đóng bảo hiểm nên bạn sẽ được tính để hưởng BHXH

3. Câu hỏi thường gặp

Nghỉ việc do dịch Covid 19 có phải đóng BHXH?

+ Nếu nghỉ việc dưới 14 ngày/tháng thì vẫn đóng BHXH tháng đó.

+ Nếu nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên /tháng thì không đóng BHXH tháng đó.

+ Nếu nghỉ việc có hưởng lương thì phải đóng BHXH tháng đó. (Các trường hợp nghỉ việc có lương được thực hiện theo mục 2, Công văn số: 264/QHLĐTL-TL V/v trả lương ngừng việc cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19).

Nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản có được hưởng BHXH không?

- Nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên/tháng không hưởng lương sẽ không đóng BHXH trong bất kỳ trường hợp nào.

- Tháng không đóng bảo hiểm sẽ không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được đóng BHXH? Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ chúng tôi qua Website: https://accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo