Lãi suất thỏa thuận là gì? [ Chi tiết 2023]

Thỏa thuận là sự nhất trí chung (không bắt buộc phải được nhất trí hoàn toàn) được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liên quan đối với những vấn đề quan trọng và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên liên quan đều phải được xem xét và dung hóa được tất cả các tranh chấp. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Lãi suất thỏa thuận là gì? [ Chi tiết 2023] Mời khách hàng cùng theo dõi.

Văn bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất 
Lãi suất thỏa thuận là gì? [ Chi tiết 2023]

1. Thỏa thuận là gì?

Thỏa thuận là sự nhất trí chung (không bắt buộc phải được nhất trí hoàn toàn) được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liên quan đối với những vấn đề quan trọng và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên liên quan đều phải được xem xét và dung hóa được tất cả các tranh chấp;

Thỏa thuận là việc các bên (cá nhân hay tổ chức) có ý định chung tự nguyện cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ mà họ đã cùng nhau chấp nhận vì lợi ích của các bên.

2. Hình thức của thoả thuận

Bản thỏa thuận cũng là một dạng hình thức khác của hợp đồng được thể hiện bằng văn bản để trao đổi và bàn bạc về một vấn đề có liên quan tới hai hay nhiều bên cùng tham gia, tuy nhiên xét về mặt tính chất thì bản thỏa thuận thường là văn bản được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong bản thỏa thuận.

Thỏa thuận có thể được thể hiện dưới dạng lời nói trực tiếp giữa các bên hoặc dưới dạng văn bản ( như hợp đồng- khi các bên đã thống nhất tiến tới giao kết hợp đồng với những điều khoản như đã thỏa thuận; hoặc biên bản thỏa thuận- khi các bên tiến hành gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc để đi đến thỏa thuận thống nhất và quá trình thỏa thuận đó giữa các bên được ghi nhận thành văn bản).

3. Giá trị pháp lý của thoả thuận

Hiện nay không có quy định cụ thể về biên bản thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận cũng có thể hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận về một vấn đề nào đó giữa các bên. Nhưng nhìn chung hợp đồng và bản thỏa thuận đều hình thành từ sự thoả thuận, thống nhất ý chí của các bên. Biên bản thoả thuận có giá trị pháp lý như hợp đồng và có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra tòa.

Thỏa thuận pháp lý là thỏa thuận của tổ chức, cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của tổ chức, cá nhân ủy quyền.

4. Khái niệm lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Lãi suất được hiểu là tỉ lệ phần trăm số tài sản tăng thêm tính trên số tài sản vay do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Thông thường, phần trăm lãi suất được tính theo tháng, theo năm, nhưng có thể được tính theo ngày nếu thời gian vay ngắn hơn một tháng. Lãi suất được dùng để xác định số lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn mà bên vay phải trả cho bên cho vay.

Lãi là khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà bên vay phải trả thêm ngoài số tiền hoặc vật đã vay để cho bên cho vay. Lãi được chuyển từ người vay sang người cho vay khi hết hạn hợp đồng hoặc tùy sự thỏa thuận của các bên ( các bên có thể thỏa thuận trả lãi theo tháng, theo quý…). Lãi tỉ lệ thuận với nợ gốc, lãi suất và thời gian vay.

Lãi suất thỏa thuận là mức lãi suất do các tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng trong hoạt động tín dụng thương mại.

5. Đặc điểm của lãi suất

Lãi suất và những quy định của pháp luật về lãi suất mới nhất

– Lãi suất được phát sinh chủ yếu trong các hợp đồng vay tài sản

– Lãi suất không được phát sinh một cách độc lập, nó chỉ phát sinh do thoả thuận của các bên sau khi đã thoả thuận được số vay gốc: Bản chất của lãi suất là một tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả cho bên cho vay dựa vào số tiền vay gốc trong một thời hạn nhất định. Do đó, sẽ không thể có tỉ lệ đó nếu như không tồn tại số tiền gốc mà các bên thoả thuận được trong hợp đồng vay tài sản.

– Lãi suất được tính dựa trên số vay gốc và thời hạn vay (thời gian vay): Lãi suất tỉ lệ thuận với vốn gốc và thời hạn vay. Do đó, tương ứng với số nợ gốc nhiều hay ít, thời hạn vay dài hay ngắn mà các bên có thể thoả thuận mức lãi suất cho phù hợp.

6. Cách tính lãi trong hợp đồng vay tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015

6.1. Lãi suất vay do các bên tự thỏa thuận:

Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận để ấn định mức lãi suất trong hợp đồng vay. Các bên có thể thỏa thuận lãi suất được tính theo đơn vị là năm, quý, tháng, tuần, ngày… để thuận tiện cho việc tính toán, trong nhiều trường hợp, các bên phải quy đổi lãi suất ra theo một đơn vị thời gian thống nhất.

Trường hợp các bên thỏa thuận lãi theo ngày, tháng, năm thì dựa vào lãi và giá trị tài sản vay, thời gian vay, có thể tính ra lãi suất theo ngày tháng năm.

Lãi = Nợ gốc x Thời gian vay x Lãi suất 

=> Lãi suất = Lãi / (Nợ gốc x Thời gian vay) x 100%

Chú ý:

– Theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép các bên thỏa thuận về lãi suất. Tuy nhiên, mức lãi suất này không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trong trường hợp lãi suất quá giới hạn luật định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

– Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc tính lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 466 tại thời điểm trả nợ, tức là mức lãi suất trong trường hợp này là 10%/năm.

– Theo khoản 4, khoản 5 Điều 466 BLDS 2015: Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

– Hợp đồng vay tài sản bao gồm hợp đồng vay có lãi và hợp đồng vay không có lãi

6.2. Đối với hợp đồng vay không có lãi:

Theo khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015, trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc không trả đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả lãi với mức lãi suất là 10%/ năm (Khoản 2 Điều 468) trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Lãi trên nợ gốc quá hạn = Nợ gốc chậm trả x 10% x thời gian quá hạn.

6.3. Đối với hợp đồng vay có lãi

Lãi suất và những quy định của pháp luật về lãi suất mới nhất

Bên cạnh việc trả tiền gốc đầy đủ, bên vay còn phải trả tiền lãi theo đúng thỏa thuận với bên cho vay.

  • Đối với lãi trong hạn:

Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả. Đối với lãi trong hạn, bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc theo đúng lãi suất mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng (thỏa thuận lãi suất đúng quy định) vay tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn bên vay chưa trả.

Lãi trong hạn = Nợ gốc x Lãi suất theo thỏa thuận x Thời hạn vay.

Trường hợp nếu bên vay chậm trả tiền lãi thì họ còn phải trả lãi theo mức lãi suất là 10%/năm (khoản 2 Điều 468). Thực chất đây là trường hợp bên vay trả quá hạn đối với số tiền lãi trong hạn (đến hạn phải trả lãi những bên vay chưa trả).

Lãi đối với khoản lãi trong hạn chậm trả = Tiền lãi trong hạn chưa trả x 10%/năm x Thời gian chậm trả.

  • Đối với lãi trên nợ gốc quá hạn:

– Lãi trên nợ gốc quá hạn trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đây là trường hợp đến hạn trả nợ nhưng bên vay không trả đúng hạn cho bên cho vay.

Trường hợp này, bên vay phải trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả. Thời điểm chuyển sang nợ quá hạn tính từ ngày tiếp theo ngày sau ngay đến kỳ hạn trả nợ ghi trên hợp đồng;

– Với trường hợp hợp đồng không có kỳ hạn thì là thời điểm trả nợ khi các bên thông báo cho nhau biết trước thời điểm trả nợ.

– Thời gian chậm trả là khoảng thời gian tính từ ngày tiếp theo ngay sau ngày đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả tiền ghi trong hợp đồng hoặc tiếp theo sau ngày hết hạn của thời gian được gia hạn trả nợ nếu người vay vẫn chưa trả hết nợ đến ngày xét xử sơ thẩm.

Lãi trên nợ gốc quá hạn = Nợ gốc chưa trả x 150% x Lãi suất theo hợp đồng x Thời gian chậm trả.

Quý khách hàng có thể sẽ quan tâm: Thỏa thuận earn out là gì? [Chi tiết 2023]

Có thể bạn quan tâm: Thỏa thuận pháp lý là gì? [Chi tiết 2023]

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (616 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo